Vi khuẩn có thể có ích hoặc có hại cho môi trường và động vật, kể cả con người. Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh về đường ruột rất quan trọng, một số là tác nhân gây bệnh (pathogen) gây ra các bệnh như: uốn ván, sốt thương hàn, giang mai, tả, bệnh lây qua thực phẩm và lao. Nhiễm khuẩn huyết, là hội chứng nhiễm khuẩn toàn cơ thể gây sốc và giãn mạch, hay bộ phận gây ra bởi các vi khuẩn như streptococcus, staphylococcus hay nhiều loài Gram âm khác. Trong đất, các vi khuẩn sống trong nốt rễ (rhizosphere) biến nitơ thành ammoniac bằng các enzyme của chính mình. Một số khác lại dùng phân tử khí nitơ làm nguồn đạm cho mình, chuyển nitơ thành các hợp chất của nitơ; quá trình này gọi là quá trình cố định đạm. Nhiều vi khuẩn được tìm thấy sống cộng sinh trong cơ thể người hay các sinh vật khác. Ví dụ như sự hiện diện của các vi khuẩn cộng sinh trong ruột già giúp ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại. Vi khuẩn có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ một cách đáng kinh ngạc. Một số nhóm vi sinh "chuyên hóa" đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các khoáng chất từ một số nhóm hợp chất hữu cơ. Ví dụ, sự phân giải cellulose, một trong những thành phần chiếm đa số trong mô thực vật, được thực hiện chủ yếu bởi các vi khuẩn hiếu khí thuộc chi Cytophaga. Khả năng này cũng được con người ứng dụng trong công nghiệp và trong cải thiện sinh học (bioremediation). Các vi khuẩn có khả năng phân hủy hydrocarbon trong dầu mỏ thường được dùng để làm sạch các vết dầu loang v.v. Vi khuẩn cùng với nấm men và nấm mốc được dùng để chế biến các thực phẩm lên men như phô-mai, dưa chua, nước tương, dưa cải bắp (sauerkraut), giấm, rượu, và yoghurt. Sử dụng công nghệ sinh học, các vi khuẩn có thể được "thiết kế" (bioengineer) để sản xuất thuốc trị bệnh như insulin, hay để cải thiện sinh học đối với các chất thải độc hại làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy mà vi khuẩn có vai trò vô cùng quan trọng với đời sống của con người và chăn nuôi thú y.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới , để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng, các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt không chỉ với ...
Hedge Fund đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1949 tại Mỹ. Một trong những người được coi là “ông tổ” của loại quỹ này là Alfred W. Jones, xuất thân là một nhà b ...
Theo đề án cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 10/2001, các NHTM CP sẽ tập trung vào tăng cường năng lực tài chính và quản ...
Cách thức kết hợp cả ba quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định chính sách cổ tức và đặt chúng một cách thích hợp trong từng giai đoạn phát triển c ...
Một thị trường được coi là hiệu quả khi nó đảm nhiệm được chức năng của nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, tức là nó sử dụng các đầu vào khan hiếm một cách hiệu q ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay