I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. Khái niệm: Là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể tồn tại dưới hình thái giá trị, được sử dụng để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quá trình hoạt động doanh nghiệp, có giá trị lớn và sự dụng trong một thời gian dài. 2.Đặc điểm TSCĐ: Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh TSCĐ bị hao mòn và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần và chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao động, TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi hư họng. 3.Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: a. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình: Là tài sản hữu hình có kết cấu độc lập hoặc một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng rẽ lien kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất cứ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu đồng thời thỏa mãn cả 3 yếu tố dưới đây thì được coi là TSCĐ. -Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sự dụng tài sản đó. -Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên -Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ 10.000.000đ trở lên. b. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn trên, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình. 4. Nguyên tắc hạch toán TSCĐ: Để theo dõi và quản lý TSCĐ của doanh nghiệp, kế toán sử dụng 3 loại tài khoản cấp I: TK 211 (TSCĐ hữu hình) TK cấp 2 có : TK 2111, 2112, 2113, 2114, 2115, 2118 TK 212 ( TSCĐ thuê Tài chính). TK 213 (TSCĐ vô hình) TK cấp 2 có: TK 2131, 2132, 2133, 2134, 2135, 2136, 2138 Kết cấu của tài khoản như sau: Bên nợ: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ Bên có: Ghi giảm TSCĐ Dư nợ: Giá trị còn lại TSCĐ II. PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. Phân loại theo hình thái hiện hữu và kết cấu: TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh. Ví dụ: nhà cửa, vật liệu kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, vườn cây lâu năm. TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê. Ví dụ: chi phí thuê đất sử dụng, quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy tính, bằng sáng chế. 2. Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng: TSCĐ dùng cho kinh doanh TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng TSCĐ chờ xử lý TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ cho nhà nước TSCĐ chưa dùng
LỜI MỞ ĐẦU Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển. Nền kinh tế đã có nhiều đổi thay đáng kể. Cùng với những chuyển biến đó, hoạt động sản xuất ra của cải vậ ...
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn băn khoăn, lo lắng là: “Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không? Doanh thu có trang tr ...
LOẠI TRỪ toàn bộ GIÁ TRỊ GHI SỔ khoản đầu tư của công ty mẹ trong công ty con, phần tài sản thuần của công ty mẹ nắm giữ trong vốn chủ sở hữu của công ty con và ...
Đặc điểm: - Được ghi nhận khi tài sản được bán và được thuê lại bởi chính người bán (VAS 06.31) Mục đích của giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chín ...
Trong nền kinh tế thị trường đang diễn ra sôi động như hiện nay, muốn thích ứng và đứng vững được yêu cầu đề ra cho các doanh nghiệp là phải vận động hết mình, ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay