I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Do điều kiện tự nhiên về địa hình, đất đai, khí hậu của Nông trường Hà Trung tương đối phù hợp cho cây mía sinh trưởng phát triển tốt hơn so với vây trồng khác và là cây trồng mang tính chiến lược có giá trị kinh tế cao. Mặt khác với hoạt động của nhà máy mía đường Việt - Đài đã tạo nên lợi thế lớn cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng mía nói riêng. Góp phần đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, ổn định dân sinh kinh tế, tăng cường an ninh trật tự xã hội. Ngoài sản phẩm chính là đường cây mía còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như: sản xuất rượu cồn công nghiệp, men, các loại axit; bã mía dùng làm nhiên liệu đốt, làm ván ép, bùn lọc để sản xuất phân bón Bên cạnh đó cây mía còn có khả năng bảo vệ được đất chống sói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái. Cho nên cây mía đang là cây trồng chủ lực thu hút các hoạt động NCKH và áp dụng các tiến bộ KH - KT vào sản xuất. Ở Nông trường có nhiều mô hình thâm canh năng suất cao, hiệu quả kinh tế ổn định. Đặc biệt là ở các vườn mía lưu gốc: Chồi lớn rất nhanh, rất khoẻ mạnh, các lần lưu gốc 1, 2, 3 năng suất thậm chí hơn cả mía tơ ( mía trồng lần đầu). Mía lưu gốc đỡ công làm đất, đỡ lượng giống, đỡ công trồng trọt vì vậy hiệu quả kinh tế mang lại càng cao hơn. Kéo dài thời vụ lưu gốc còn tận dụng, khai thác đất có hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên mía lưu gốc do nhiều vụ (3 - 5 năm) liên tục sử dụng trên một chân đất nên tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển đặc biệt là sâu đục thân, bọ hung đen, rệp Do đó trong quá trình chăm sóc cần có các biện pháp tác động đồng thời, mục đích là tạo cho cây mía có sức đề kháng tốt, khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển nhanh, đồng đều. Xuất phát từ thực tiễn sản xuất và trên cơ sở khoa học, kiến thức đã được nhà trường trang bị. Chúng tôi chọn đề tài chỉ đạo sản xuất : ’’ Các biện pháp kĩ thuật chăm sóc mía lưu gốc. Tại đơn vị đội 4 - Nông trường Hà Trung, Bỉm Sơn, Thanh Hoá ’’ nhằm phổ biến, nhân rộng mô hình sản xuất thâm canh mía trên toàn diện tích mía để lưu gốc năm 2006. II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 2.1. Mục đích: - Giúp người nông dân nắm vững được kĩ thuật thu hoạch, xử lý và chăm sóc mía. - Tạo điều kiện cho mía lưu gốc sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đạt năng suất chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm. 2.2. Yêu cầu: - Phải áp dụng đồng bộ, kết hợp các biện pháp kĩ thuật vào sản xuất. - Chỉ đạo, thực hiện đúng quy trình kĩ thuật về thu hoạch, xử lý, chăm sóc mía lưu gốc. - Thực hiện đúng các biện pháp kĩ thuật và theo dõi tình hình phát sinh sâu bệnh để có các biện pháp tác động kịp thời.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2011 tại phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh ...
Với diện tích đất nông nghiệp 433.45 ha (tính năm 2010), trong đó diện tích trồng hoa 10 ha, Phú Mậu được xem là một trong những xã điển hình về trồng hoa của ...
Trong thời gian thực tập tại phòng Nông nghiệp UBND huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An tôi đã chọn đề tài "Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng Keo ở xã ...
Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên ban tặng cho con người, là tài nguyên quý giá của mọi quốc gia, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất. Đất đai ...
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là ngành sản xuất vật chất cơ bản của đời sống xã hội, đem lại lương thực, thực phẩm cho con người và ng ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay