Năm 1965, cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ phát triển lên một bước mới. Trong tình hình chính quyền Giônxơn tiến hành “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và gây chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, các Hội nghị lần thứ 11 (tháng 3 năm 1965) và lần thứ 12 (tháng 12 năm 1965) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã phân tích một cách khoa học lực lượng so sánh giữa ta và địch, khẳng định thất bại không tránh khỏi của đế quốc Mỹ, động viên quân đội và nhân dân cả nước giữ vững chiến lược tiến công, nêu cao ý chí tự lực tự cường, phát huy sức mạnh của mình và ra sức tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, kiên quyết đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất nước nhà. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, cả nước ra quân với khí thế hào hùng, đánh thắng giòn giã những trận đầu ở Núi Thành, Vạn Tường, tiếp đó, lần lượt đập tan các cuộc phản công chiến lược của Mỹ ở miền Nam, đồng thời giáng trả mãnh liệt những cuộc đánh phá bằng không quân của chúng trên miền Bắc. Mùa Xuân năm 1968, giữa lúc cuộc chiến tranh của Mỹ leo thang đến đỉnh cao nhất, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân nhằm giáng một đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của giặc Mỹ. Thắng lợi rất oanh liệt của đòn tiến công và nổi dậy táo bạo, bất ngờ đó đã đảo lộn thế chiến lược của địch, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, làm ung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào đàm phán với ta tại Hội nghị Pari. Nhưng với bản chất cực kỳ tàn bạo và ngoan cố, đế quốc Mỹ không cam chịu thất bại. Từ năm 1969, chúng chuyển sang thi hành “học thuyết Níchxơn” và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, đồng thời tăng cường chiến tranh ở Lào và mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Mỹ đã sử dụng sức mạnh tối đa về quân sự kết hợp với những thủ đoạn chính trị và ngoại giao rất xảo quyệt hòng giành thế mạnh, cô lập và bóp nghẹt cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Chống lại chiến lược chiến tranh mới này của Mỹ, quân và dân ta, phối hợp chặt chẽ với cuộc chiến đấu của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia anh em, đã giáng cho địch những đòn quyết liệt. Tiếp theo chiến thắng oanh liệt trên mặt trận Đường số 9 - Nam Lào, ta đã mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên khắp chiến trường miền Nam, bồi tiếp cho quân nguỵ những đòn tiêu diệt rất nặng, phá vỡ nhiều tuyến phòng thủ kiên cố của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, làm thất bại một phần quan trọng chương trình bình định nông thôn của chúng. Đồng thời ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ trên miền Bắc. Thắng lợi rất to lớn của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 và chiến công xuất sắc của quân và dân ta đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng, cuối cùng đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi nước ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam đồng thời nó vừa là sự kết tinh giữa tinh hoa vă ...
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giáo lý của nó rất đồ sộ và số lượng phật tử đ ...
Bước sang thế kỉ XXI, trong xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ làm cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế tri ...
SV là tầng lớp xã hội trẻ tuổi đang trong quá trình học tập và rèn luyện, họ chưa có điều kiện và khả năng để có những tư tưởng, quan niệm, quan điểm về các h ...
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được chính thức đưa vào chương trình và kế hoạch giáo dục phổ thô ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay