1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX nhiều nước tây Âu đã chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa, trong khi đó nước Đức vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu. Trong bối cảnh đó Immanuel Kant đã nổi lên như một trong những nhà khai sáng vĩ đại của dân tộc Đức. Qua những tác phẩm của mình, ông đã bộc lộ một khát vọng tuyệt mỹ là thức tỉnh con người bằng trí tuệ. I.Kant nhận ra rằng chỉ có ánh sáng của trí tuệ mới có đủ sức mạnh giúp con người chống lại mọi sự cuồng tín, giáo điều đã ăn sâu bám rễ trong đời sống nước Đức nói riêng và tây Âu nói chung. Bởi vậy, có một thời người ta lầm tưởng rằng triết học của I.Kant chỉ đơn thuần là triết học đề cao trí tuệ nhưng xuyên suốt các tác phẩm của triết gia vĩ đại này, đặc biệt là bộ ba tác phẩm “phê phán”, chúng ta nhận ra rằng triết học của ông không chỉ có vậy. Ông đặt ra cho triết học phê phán của mình câu hỏi lớn: Con người là gì? Để trả lời được câu hỏi này cần trả lời ba câu hỏi sau: Tôi có thể biết được cái gì? Tôi phải làm gì? Tôi có thể hy vọng vào cái gì? Theo I.Kant, nhiệm vụ trả lời câu hỏi thứ nhất thuộc về nhận thức luận. Câu hỏi thứ hai dành cho đạo đức học. Câu hỏi thứ ba dành cho mỹ học. Xuất phát từ con người lý tính, I.Kant đã chỉ ra cho con người con đường dẫn tới tự do và hạnh phúc, con người phải làm gì để xứng đáng với chức phận làm người của mình, nói như nhà nghiên cứu Trần Thái Đỉnh: “Triết học I.Kant không còn là thứ triết đề cao tri thức như người ta vẫn lầm tưởng nữa, nhưng là triết tìm hiểu ý nghĩa và bổn phận làm người của ta” [24, tr.34]. Có thể nói, với I.Kant lý tính là phương tiện, chứ không phải là mục đích cuối cùng của tồn tại người. Cuối tác phẩm lừng danh “Phê phán lý tính thuần túy”, I.Kant đã bày tỏ rõ ràng mục đích đó: “Sự phê phán đối với lý tính liều lĩnh bay bổng bằng đôi cánh của chính mình, phải đi trước như là môn dự bị cho mọi hoạt động của lý tính, cả hai sẽ cùng tạo thành triết học với nghĩa đúng đắn và chân thực nhất của từ này” [42, tr.1185]
Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, thế kỷ của tri thức khoa học và công nghệ cao. Điều đó đòi hỏi nền giáo dục nƣớc ta phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diệ ...
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, tất cả vì lợi ích của nhân dân. Nhân dân là người sáng tạo r ...
1.The necessity of the thesis Marxism-Leninism and Ho Chi Minh’s beliefs affirm that: Revolution is the cause of the people, all for the benefit of the people ...
Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa qu ...
Hiến pháp năm 2013 khẳng định các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm th ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay