I. BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - tiền thân của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) Sau chiến tranh Thế giới II, nhằm khôi phục sự phát triển kinh tế và thương mại, hơn 50 nước trên thế giới đã cùng nhau nỗ lực kiến tạo một tổ chức mới điều chỉnh hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, đồng thời với sự ra đời của các định chế tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và gắn bó chặt chẽ với các định chế này. Ban đầu, các nước dự kiến thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là một tổ chức chuyên môn thuộc Liên hiệp quốc. Tháng 2/1946, Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc triệu tập một "Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Việc làm" với mục tiêu dự thảo Hiến chương cho Tổ chức Thương mại Quốc tế. Dự thảo Hiến chương thành lập ITO không những chỉ điều chỉnh các quy tắc thương mại thế giới mà còn mở rộng ra cả các quy định về công ăn việc làm, các hành vi hạn chế thương mại, đầu tư quốc tế và dịch vụ. Công việc chuẩn bị cho hiến chương này đã được các quốc gia tiến hành trong năm 1946 và 1947. Từ tháng 4 đến tháng 10/1947, các nước đã tiến hành một hội nghị chuẩn bị toàn diện. Tại hội nghị này, bên cạnh việc tiếp tục triển khai các công việc liên quan đến hiến chương thành lập ITO, các nước còn tiến hành đàm phán để giảm và ràng buộc thuế quan đa phương. Trong vòng đàm phán đầu tiên, các nước đã đưa ra được 45.000 nhân nhượng thuế quan có ảnh hưởng đến khối lượng thương mại giá trị khoảng 10 tỷ USD, tức là khoảng 1/5 tổng giá trị thương mại thế giới. Các nước cũng nhất trí áp dụng ngay lập tức và "tạm thời" một số quy tắc thương mại trong Dự thảo Hiến chương ITO nhằm bảo vệ giá trị của các nhân nhượng nói trên. Kết quả trọn gói gồm các quy định thương mại và các nhân nhượng thuế quan được đưa ra trong Hiệp đinh chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Theo dự kiến, Hiệp định GATT sẽ là một hiệp định phụ trợ nằm trong Hiến chương ITO. Cho đến thời điểm cuối 1947, Hiến chương ITO vẫn chưa được thông qua. Chiến tranh Thế giới II vừa kết thúc, các nước đều muốn sớm thúc đẩy tự do hoá thương mại, và bắt đầu khắc phục những hậu quả của các biện pháp bảo hộ còn sót lại từ đầu những năm 1930. Do vậy, ngày 23/10/1947, 23 nước đã ký "Nghị định thư về việc áp dụng tạm thời" (PPA), có hiệu lực từ 1/1/1948, thông qua nghị định thư này, Hiệp định GATT đã được chấp nhận và thực thi.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tận dụng để đẩy nhanh tốc ...
1. Khái niệm về toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh ...
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt IMF). Thành viên: 188 quốc gia. Trụ sở chính: Washington ...
ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được thị trường ư ...
Cộng hòa Singapore là quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á Diện tích: 672 km2 Khí hậu: nhiệt đới ẩm Nguồn nước ngọt phụ t ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay