Thế giới đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh và vượt bậc, nền kinh tế Thế giới đi vào tự động hoá trên cơ sở ứng dụng vào thực tế những thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin không ngừng đổi mới, ngày càng cao và sâu hơn. Toàn diện bộ mặt của nền kinh tế xã hội Thế giới thay đổi từng ngày từng giờ đã đặt ra đòi hỏi đối với mỗi khu vực nói chung và mỗi quốc gia nói riêng phải có những cách thức và cố gắng nỗ lực không ngừng để bắt kịp. Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế Thế giới, hội nhập nền kinh tế khu vực ngày càng phổ biến và trở thành xu thế tất yếu đối với sự phát triển của toàn Thế giới và của mỗi quốc gia. Các quốc gia có cơ hội tham gia vào thị trường Thế giới, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, hiện đại hoá máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất trong nước. Đi cùng với xu thế đó. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển đi lên, có những điều kiện hết sức thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đang dần từng bước thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, hội nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế khu vực và Thế giới. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng gặp phải rất nhiều khó khăn từ phía chính sách, trình độ khả năng đến cơ sở vật chất… Do vậy “ Mở cửa hội nhập với bên ngoài, phát huy lợi thế của đất nước, tranh thủ vốn kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến của các quốc gia đi trước” đang là xu thế của thời đại và cũng là chiến lược phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong chiến lược đó, thương mại được coi là tác nhân liên kết giữa nền kinh tế của mọi quốc gia, là động lực của quá trình mở cửa và hội nhập, là đòn bẩy phát triển nền kinh tế đất nước. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có mối quan hệ kinh tế văn hoá xã hội từ lâu đời. Trung Quốc là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh vào loại bậc nhất trên Thế giới, sản phẩm phong phú, thị trường tiêu thụ rộng, nhu cầu lớn…Trong những năm gần đây hoạt động thương mại Việt Nam – Trung Quốc chiếm tỉ trọng ngày càng cao, đặc biệt với hoạt động chuyển khẩu. Hoạt động chuyển khẩu là một phần quan trọng của ngành thương mại Việt Nam dặc biệt trong điều kiện nền sản xuất trong nước còn nhỏ bé chưa bắt kịp với các nước khác, thì nó được coi như một giải pháp hiệu quả nhất để góp phần thúc đẩy thương mại nói riêng và kinh tế đất nước nói chung phát triển nhanh, băt kịp tốc độ phát triển của kinh tế Thế giới. Việc Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh cũng vậy, kinh doanh chuyển khẩu là lĩnh vực kinh doanh khá ổn định và được coi là có nhiều triển vọng phát triển trong thời gian tới. Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường này đối với nền kinh tế Việt Nam, tôi đã quyết định chọn đề tài chuyên đề: ”Một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng hoạt động chuyển khẩu sang thị trường Trung Quốc của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh”
Trải qua hai mươi bốn năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam, nước ta đã giành được nhiều thành tựu ...
Việt nam và trung quốc là hai nước láng giềng ,có dường biên giới chung dài hơn 1350 km,trong đó việt nam có 6 tỉnh ...
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão, đưa tới một sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế của ...
H.Kissinger- cựu ngoại trưởng Mỹ từng nói: “ Nước Mỹ ngày nay có ảnh hưởng và thực lực của một đế quốc”. Đó là một th ...
Luật Quốc tếlà tổng thểtất cảcác Quy phạm DL Quốc tế điều chỉnh quan hệkinh tếgiữa các chủthểquốc tếvới nhau. Luậ ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay