Sự cần thiết của đề tài Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO, đánh dấu một móc son quan trọng trong tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. WTO đã mở ra lối đi thông thoáng cho nền kinh tế đất nước khi bước ra thế giới. Tuy nhiên khi gia nhập WTO, cơ hội luôn đi song song với những thách thức, mỗi doanh nghiệp Việt Nam không những phải đối đầu với những đối thủ trong nước mà còn phải chạy đua với vô số doanh nghiệp nước ngoài. Khi yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng, uy tín sản phẩm ngày càng khắt khe, thì dường như cuộc chạy đua này ngày càng khó khăn hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam - chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, qui mô vốn nhỏ, năng lực quản lý và trình độ kỹ thuật chưa cao. Thêm vào đó, những rủi ro tìm ẩn trong giao dịch ngoại thương làm các doanh nghiệp trong nước ngần ngại, e dè trong việc đẩy mạnh XNK. Để vượt qua những trở ngại đó và nâng cao cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước rất cần sự hỗ trợ về vốn cũng như các phương thức thanh toán của NH. Đồng thời cũng nhận thấy rằng, hoạt động thương mại của Việt Nam ngày càng phát triển, nó như một quy luật tất yếu. Và sự thiếu hụt vốn trong chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước là rất lớn. Chính sự thiếu hụt đó đã tạo ra một thị trường tài trợ XNK tiềm năng cho các NH. Nhưng dường như các NHVN vẫn chưa phát triển các dịch vụ này một cách thích đáng. Trong hoạt động tài trợ XNK của các NH vẫn còn tồn đọng những hạn chế nhất định trong quy trình nghiệp vụ và phương thức cung cấp dịch vụ Vấn đề đặt ra cho các NH là phải tìm ra những giải pháp khả thi để đẩy mạnh dịch vụ tài trợ này, một mặt để góp phần giúp NH gia tăng lợi nhuận, mặt khác để chạy đua trong cuộc cạnh tranh với các NH nước ngoài trong thời gian tới, tăng dần lợi thế, đẩy mạnh thương hiệu. Chính vì những lý do trên, cùng với thời gian thực tập tại NHCT-CN6 nên e chọn đề tài: “ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 6 ” Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh 6, những thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được cũng như hạn chế tồn đọng, trên cơ sở đó nhận thức rõ hơn những mặt mạnh, yếu nhằm đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển tín dụng xuất nhập khẩu trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận: những điểm cơ bản về hoạt động XNK và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các NH. 2. Thực trạng: những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại. 3. Giải pháp: một số biện pháp kiến nghị đối với Chính Phủ, NHNN và các cơ quan chức năng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK và bản thân NH. Phương pháp nghiên cứu Quan sát thực tiễn hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại NH, tìm hiểu hồ sơ, quy trình nghiệp vụ, đối tượng, quy tắc tài trợ , tổng kết thực tiễn. Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp. Tham khảo sách báo, Luận văn các khóa trước, kết hợp với kiến thức đã học ở trường và những hiểu biết thực tế trong thời gian thực tập tại NH.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới , để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng, các ngân ...
Hedge Fund đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1949 tại Mỹ. Một trong những người được coi là “ông tổ” của loại quỹ này ...
Theo đề án cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 10/2001, các NHTM CP sẽ tập trung ...
Cách thức kết hợp cả ba quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định chính sách cổ tức và đặt chúng một cách ...
Một thị trường được coi là hiệu quả khi nó đảm nhiệm được chức năng của nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, tức là nó sử ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay