Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu trong tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Gia nhập WTO là một biểu hiện sinh động của quá trình đó. Sau tiếng búa của ông Eirik Glenne - Chủ tịch Đại hội đồng WTO gõ xuống bàn chủ tọa, kết thúc phần biểu quyết thông qua từng văn kiện có giá trị như hồi trống đồng lớn mang nhiều cảm xúc, kết thúc 11 năm gian lao đàm phán, kết thúc quá trình đại diện ngoại giao VN giao dịch đàm phán với các đối tác WTO tại Geneva chỉ được dùng thẻ quan sát và nay có thể ra vào tự do trụ sở WTO và tham dự các cuộc họp chung đưa đất nước ta vào một sân chơi mới mang tính toàn cầu. Ngày 7/11/2006, VN đã chính thức gia nhập ngôi nhà chung của WTO và trở thành thành viên thứ 150. Biết là sẽ có nhiều khó khăn, vất vả ở phía trước, nhưng cũng không thiếu các cơ hội để VN phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Ít nhất là vị trí của nước VN cũng đã ngang tầm với các thành viên khác trong WTO. NH là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập WTO. Các NHTM đang đứng trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt không những phải cạnh tranh với các NHTM trong nước mà còn cạnh tranh với sự ồ ạt tham gia của nhiều NH mới và đặc biệt sự tham gia của các NH 100% vốn nước ngoài. Chính vì vậy, hơn bất cứ ngành nào, lĩnh vực NH cần phải “tăng tốc” nâng cao năng lực cạnh tranh để không bị thua thiệt ngay trên chính “sân nhà”. Tính cho đến thời điểm này, VN đã chính thức gia nhập WTO được hơn một năm. Đây có thể coi là một trong những sự kiện quan trọng và có ý nghĩa nhất về phương diện kinh tế và ngoại giao trong thời kỳ VN thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và hội nhập kinh tế thế giới nói riêng. Một năm qua, với việc thực hiện những cam kết và lộ trình đã ký với tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới này, nền kinh tế VN đã có những biến chuyển thật sự rõ rệt. Thành công nhiều nhưng khó khăn, thách thức cũng không phải là ít, đặc biệt ngành NH gặp khó khăn hơn cả. OCB cũng như tất cả các NHTM khác, khi tham gia vào thị trường là chấp nhận mọi ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới nói chung và thị trường VN nói riêng. Do đó trước xu thế hội nhập WTO, để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường NH, OCB nói riêng và các NHTM khác nói chung đã và đang đề ra những bước đi mới trong thời gian tới. “Hội nhập ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO” là đề tài mang tầm vĩ mô với nội dung 3 chương: - Chương I: Giới thiệu về ngân hàng Phương Đông - Chương II: Hội nhập ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO - Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng tại VIệt Nam.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới , để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng, các ngân ...
Hedge Fund đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1949 tại Mỹ. Một trong những người được coi là “ông tổ” của loại quỹ này ...
Theo đề án cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 10/2001, các NHTM CP sẽ tập trung ...
Cách thức kết hợp cả ba quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định chính sách cổ tức và đặt chúng một cách ...
Một thị trường được coi là hiệu quả khi nó đảm nhiệm được chức năng của nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, tức là nó sử ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay