1- Tính cấp thiết của đề tài: Trong tiến trình đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt của mình vào xoá đói, giảm nghèo. Mục tiêu này đang thực hiện bởi nhiều chương trình lớn của Chính phủ, trong những năm qua cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng: Nền kinh tế tiếp tục phát triển, xã hội ổn định, quan hệ ngoại giao mở rộng, tạo được những tiền đề cơ bản để đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước. Song cùng với quá trình phát triển đó, bên cạnh sự tăng thu nhập của số đông dân cư vẫn tồn tại một bộ phận người nghèo khổ. Mặt khác, do tác động của cơ chế thị trường, sự tăng trưởng kinh tế thường đi đôi với sự phân hoá giàu nghèo, khoảng cách giàu nghèo ngày càng rõ rệt và có xu hướng ngày càng gia tăng. Trước thực trạng đó đã đặt ra nhiều nhiệm vụ đối với Đảng và Nhà nước bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước còn phải quan tâm tới công cuộc xoá đói giảm nghèo (XĐGN). Giải quyết vấn đề nghèo đói là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Tại Hội nghị đánh giá Chương trình Mục tiêu quốc gia về XĐGN tháng 10 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ khẳng định: “Xoá đói giảm nghèo là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài của Đảng, Nhà nước và toàn dân, là trách nhiệm xã hội của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức; nó thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Xoá đói giảm nghèo có ý nghĩa kinh tế xã hội, chính trị và nhân văn sâu sắc”. Nhằm cụ thể hóa chủ trương này của Đảng và Nhà nước, thời gian qua các Bộ, Ngành đã trình Chính phủ ban hành một hệ thống cơ chế, chính sách và giải pháp để giúp người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ sản xuất và các dịch vụ xã hội cơ bản, để tạo cho họ có cơ hội thuận lợi tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo và trở nên khá giả, giàu có. Một trong những chính sách và giải pháp quan trọng đó là chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo. Ngày 04 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Với mục đích khắc phục những tồn tại về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, thúc đẩy quá trình hiện đại và lành mạnh hoá hoạt động ngân hàng trong giai đoạn hiện nay; đồng thời nhằm tập trung và quản lý thống nhất những chương trình tín dụng ưu đãi, phối hợp lồng ghép có hiệu quả những dự án hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lực, phát triển thị trường lao động. Xuất phát từ yêu cầu thực tế này, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH nói riêng. - Phân tích thực trạng về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo trong giai đoạn 2004 - 2006 tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Giao Thuỷ (PGD NHCSXH). - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ - Phạm vi nghiên cứu: Tín dụng đối với hộ nghèo của PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2004 đến năm 2006. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng về mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động tín dụng. - Phương pháp duy vật lịch sử được áp dụng khi xem xét đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ có gắn với các điều kiện lịch sử nhất định. - Phương pháp nghiên cứu kinh tế học cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu: Đó là phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp kết hợp với quan sát thực tế để làm rõ đề tài nghiên cứu. 5. Kết cấu của chuyên đề: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chương 2: Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới , để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng, các ngân ...
Hedge Fund đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1949 tại Mỹ. Một trong những người được coi là “ông tổ” của loại quỹ này ...
Theo đề án cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 10/2001, các NHTM CP sẽ tập trung ...
Cách thức kết hợp cả ba quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định chính sách cổ tức và đặt chúng một cách ...
Một thị trường được coi là hiệu quả khi nó đảm nhiệm được chức năng của nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, tức là nó sử ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay