Trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hoạt động ngoại thương của Việt Nam với Nhật Bản đã có nhiều đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế của đất nước. Nhật Bản ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam trong hoạt động buôn bán cũng như các hoạt động khác như đầu tư, cung cấp tín dụng cho Việt Nam. Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được, trong quan hệ giữa Việt Nam với Nhật Bản còn một số hạn chế cần được khắc phục và loại bỏ nhằm phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước và đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới. Việc nghiên cứu những thành tựu đã đạt được và những mặt còn tồn tại trong mối quan hệ với Nhật Bản là rất cần thiết, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức mới có thể đưa ra được những đánh giá chính xác để từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhất xây dựng mối quan hệ này ngày càng tốt đẹp hơn. Qua một thời gian thực tập tại Viện nghiên cứu thương mại - Bộ Thương mại, tôi được tiếp xúc với nhiều kiến thức thực tế về hoạt động thương mại trong và ngoài nước ta và thấy rằng đề tài nghiên cứu về Nhật Bản cũng như mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hiện tại và tương lai là một mảng đề tài lớn. Với những kiến thức về lý luận và thực tế có được, tôi muốn đưa ra một số ý kiến đề xuất dưới góc độ cá nhân nhằm phát triển hơn nữa mối quan hê kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản, đưa đất nước ta ngày càng tiến sâu vào quá trình hội nhập và phát triển. Với đề tài “Những giải pháp phát triển quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Nhật Bản”, định hướng nội dung nghiên cứu gồm: -Sự cần thiết phát triển quan hệ của Việt Nam với các nước và với Nhật Bản -Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian qua -Mục tiêu, phương hướng phát triển quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới -Một số giải pháp phát triển kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản. Cụ thể nội dung gồm: Chương I: Thương mại quốc tế và sự cần thiết phát triển quan hệ với Nhật Bản. Chương II: Phân tích thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong những năm qua. Chương III: Những giải pháp phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tận dụng để đẩy nhanh tốc ...
I. BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - tiền ...
1. Khái niệm về toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh ...
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt IMF). Thành viên: 188 quốc gia. Trụ sở chính: Washington ...
ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được thị trường ư ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay