Dự trữ bắt buộc là một phần số dư tiền gửi các loại mà các ngân hàng thương mại (NHTM) phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHTƯ. Trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM sử dụng các khoản tiền gửi của khách hàng để cho vay hoặc đầu tư một cách khá linh hoạt. Nếu như các khoản cho vay đều có thời hạn, một ngày hay cho vay qua đêm cũng đều có thời hạn, thậm chí thời hạn có thể còn kéo dài hơn dự kiến vì đến hạn thu nợ, có thể ngân hàng vẫn không thu được nợ - trong khi đó, đối với nguồn tiền gửi của khách hàng thì các ngân hàng lại rất khó khăn trong việc kiểm soát thời hạn, ngay cả khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì khách hàng gửi tiền vẫn có thể rút tiền trước khi đến hạn; tình trạng tiền cho vay ra chưa thu hồi về nhưng khách hàng gửi tiền lại có nhu cầu rút tiền trước hạn là hiện tượng luôn có thể. Điều này cho thấy rủi ro thanh khoản luôn là mối lo của các NHTM. Mặt khác, trên thực tế, thời hạn cho vay còn dài hơn thời hạn của nguồn tiền gửi, nói khác đi là kỳ hạn gửi tiền của mỗi loại tiền gửi không phải lúc nào cũng là cơ sở để xem xét và quyết định thời hạn cho vay, mà ngân hàng có thể khai thác tính ổn định tương đối của tổng số dư tiền gửi không kỳ hạn để cho vay có thời hạn, dùng nguồn tiền gửi thời hạn ngắn để cho vay với thời hạn dài hơn. nên nguy cơ rủi ro cao hơn. Khi rủi ro thanh khoản xảy ra, ngân hàng mất khả năng thanh toán - các khoản tiền gửi ở các ngân hàng sẽ nhanh chóng “bay hơi”, không những thế nó còn làm “bay hơi” giá trị tài sản và các khoản dự trữ của ngân hàng đó và theo phản ứng dây chuyền thì rủi ro này sẽ làm chấn động toàn hệ thống ngân hàng. Dự trữ bắt buộc là công cụ để NHTƯ các nước sử dụng để điều tiết tiền tệ trong nền kinh tế. Nói cách khác, dự trữ bắt buộc làm tăng khả năng kiểm soát của NHTƯ đối với quá trình cung ứng tiền. Thông qua việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTƯ có thể tác động vào nguồn dự trữ, thay đổi vốn khả dụng của các ngân hàng để làm thay đổi tiềm năng tín dụng của các ngân hàng - nhưng NHTƯ không phải là người quyết định việc sử dụng các tiềm năng ấy. Mặc dù lịch sử ra đời của dự trữ bắt buộc là từ những năm đầu của thế kỷ 20, song hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chỉ làm quen với khái niệm này vào tháng 5/1990, sau khi “Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam”, “Pháp lệnh Ngân hàng, các hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” được ban hành thì các NHTM Việt Nam mới bắt đầu thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam đồng ...
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giá ...
Bước sang thế kỉ XXI, trong xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ làm c ...
SV là tầng lớp xã hội trẻ tuổi đang trong quá trình học tập và rèn luyện, họ chưa có điều kiện và khả năng để có nhữ ...
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được chính thức đưa vào ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay