quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra là một nỗ lực lớn của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc dân chủ hóa hoạt động tư pháp, đảm bảo công bằng xã hội, tinh thần đó đã được thể hiện trong các văn bản của Đảng cụ thể là chỉ thị số 53 – CT/TW ngày 32/3/2000 của Bộ chính trị chỉ rõ “ cùng với việc phát hiện và chú trọng giải quyết kịp thời các vụ án có dấu hiệu oan, sai cần khẩn trương nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách để bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp bị oan, sai do các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra”. “Việc bồi thường thiệt hại cần được thực hiện đúng trình tự, thủ tục đối với từng trường hợp cụ thể, những tài sản đã bị tịch thu, kê biên sai thì cần hoàn trả ngay, cần làm rõ cơ sỏ pháp lý, trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân, phân định trách nhiệm từng cơ quan và cá nhân tiến hành tố tụng và mức độ thiệt hại về dân sự cho việc làm oan sai gây ra, chuẩn bị ngay các văn bản để ban hành làm cơ sở pháp lý chặt chẽ cho việc thực hiện chủ trương này”. “Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt nam yêu cầu “ khẩn trương ban hành và tổ chức, thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với những trường hợp bị oan sai trong hoạt động tố tụng. Nghiên cứu xây dựng quỹ bồi thường thiệt hại về tư pháp”. Các văn bản trên là kim chỉ nam cho hoạt động cải cách tư pháp, là cơ sở ra đời nghị quyết số 388/2003/NQ – UBTVQH 11 ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra và Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT – VKSNDTC – BCA – TANDTC – BTP – BQO – BTC ngày 25/4/2004 hướng dẫn thi hành một số qyết định của Nghị quyết 388. Kể từ khi ra đời và thực hiện các văn bản nêu trên cho đến nay, bên cạnh các mặt đã đạt được thì cũng nảy sinh một số vấm đề cần phải xem xét một cách toàn diện ở cả góc độ lý luận và thực tiễn để từ đó đưa ra đồng thời kiến giải nhằm thực hiện chế định này. Để giải quyết một vụ việc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra có lý có tình điều cần thiết là đòi hỏi chúng ta phải làm rõ cho được khái niệm oan sai trong hình sự, đồng thời xác định cho được những căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm bồi thường. Sau đó nghiên cứu các nguyên tắc của trách nhiệm bồi thường áp dụng cho trường hợp bồi thường cũng như điều kiện, phạm vi của chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường và chủ thể có trách nhiệm bồi thường.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh kh ...
Hiện nay nước ta là một thành viên trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và TPP cho nên nghề tư vấn pháp luật là nghề có thể ...
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 có viết: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban ...
Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của x ...
Giao dịch bảo đam và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay