Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư liên tịch này hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam với nước ngoài và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp về dân sự. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự với Việt Nam. Điều 3. Áp dụng pháp luật trong tương trợ tư pháp về dân sự 1. Áp dụng điều ước quốc tế trong tương trợ tư pháp về dân sự. Trong trường hợp pháp luật về tương trợ tư pháp về dân sự của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về tương trợ tư pháp về dân sự được quy định tại Phụ lục I của Thông tư liên tịch này. 2. Áp dụng pháp luật Việt Nam trong tương trợ tư pháp về dân sự. a) Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng pháp luật Việt Nam trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài; yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. b) Cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện Việt Nam) thực hiện ủy thác tư pháp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ở trong nước thì áp dụng quy định pháp luật của Việt Nam, phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và không trái với pháp luật của nước sở tại. c) Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài hoặc yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự thì áp dụng quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp; trường hợp pháp luật tương trợ tư pháp không có quy định thì áp dụng pháp luật tố tụng dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan. 3. Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tương trợ tư pháp về dân sự. Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài áp dụng pháp luật nước ngoài khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài quy định về vấn đề này; b) Việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế; c) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đề nghị áp dụng pháp luật của nước đó. Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật nước ngoài; trong trường hợp không đủ điều kiện để áp dụng pháp luật nước ngoài thì trả lời bằng văn bản cho nước đã yêu cầu biết.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh kh ...
Hiện nay nước ta là một thành viên trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và TPP cho nên nghề tư vấn pháp luật là nghề có thể ...
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 có viết: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban ...
Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của x ...
Giao dịch bảo đam và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay