Trong tiến trình hội nhập, giao lưu thương mại, việc phát sinh tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi. Do đó, giải quyết tranh chấp đang là vấn đề nổi cộm của nền kinh tế thế giới hiện nay. Các nhà kinh doanh, các cá nhân, tổ chức hoàn toàn có quyền được lựa chọn phương thức để giải quyết những tranh chấp phát sinh: Tòa án, thương lượng, hòa giải, trọng tài Và trọng tài với những ưu điểm nổi bật đang dần khẳng định vị thế của mình. Đây là phương thức được thương gia các nước ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp thương mại. Ở Việt Nam, trọng tài cũng đang hình thành cho mình một chỗ đứng. Khác với các phương thức giải quyết tranh chấp khác, tranh chấp của các bên được đưa ra trọng tài giải quyết chỉ khi tồn tại một thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài được hiểu là sự nhất trí của các bên về việc đưa ra trọng tài giải quyết tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh. Do vậy, thỏa thuận trọng tài là vấn đề then chốt trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài được xem là công tắc khởi động quá trình tố tụng trọng tài, bởi lẽ không có thỏa thuận trọng tài thì không thể có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng dẫn đến quá trình tố tụng trọng tài. Chỉ những thỏa thuận đúng pháp luật, thể hiện đúng ý chí của các bên mới vận hành được quá trình tố tụng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực không chỉ là hình thức pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, mà còn là căn cứ pháp lý để dựa vào đó bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận. Pháp luật các nước nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đều dành cho thỏa thuận trọng tài sự quan tâm đặc biệt, thể hiện ở việc trong các đạo luật về trọng tài thường có một chương riêng quy định về thỏa thuận trọng tài. Đặc biệt là trong tiến trình hội nhập, tất yếu sẽ dẫn đến sự gia tăng về số lượng và tính phức tạp của các tranh chấp thương mại. Đã đến lúc các cá nhân, tổ chức kinh doanh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của thỏa thuận trọng tài, để xác lập thỏa thuận trọng tài có hiệu lực, thực sự thể hiện được ý chí của các bên tạo cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành một cách thuận lợi. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài”. Việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài cùng với việc tìm hiểu, so sánh, với hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới, từ đó đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh khốc liệt. một số Doanh nghiệp chạy đua theo ...
Hiện nay nước ta là một thành viên trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và TPP cho nên nghề tư vấn pháp luật là nghề có thể coi là phát triển. Ngoài kiến thức về pháp ...
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 có viết: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho họ những quyền mà không ai có thể xâm p ...
Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là ...
Giao dịch bảo đam và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về dân sự. Trong quá trình xác lập và thực ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay