1. Lý do chọn đề tài Trần Nhân Tông và Huyền Quang được biết đến là hai nhà Thiền học lớn của dân tộc. Trần Nhân Tông trước hết là một vị vua tài ba, người đã lãnh đạo quân dân nhà Trần hai lần đánh bại vó ngựa hung bạo của giặc Nguyên - Mông. Trần Nhân Tông còn là người nổi tiếng khoan hòa nhân ái và thương dân hết mực. Dưới sự lãnh đạo của Trần Nhân Tông, triều đại nhà Trần ngày càng ổn định và có những bước phát triển đáng kể. Sau khi đất nước đã ổn định, đời sống nhân dân được ấm no, Trần Nhân Tông truyền ngôi lại cho con trai là Trần Anh Tông và kể từ đây, cuộc đời của Trần Nhân Tông gắn với nghiệp tu hành. Người chuyên tâm vào nghiên cứu Phật học, đi thuyết pháp ở nhiều nơi và đã sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm. Mặc dù không xuất thân từ hoàng tộc như Trần Nhân Tông song Huyền Quang cũng được biết đến là một người “sinh ra vì đạo” với nguồn gốc xuất thân và cuộc đời nhuốm màu huyền thoại. Ông là người kế tục Trần Nhân Tông và Pháp Loa, trở thành vị tổ thứ ba của dòng thiền Trúc Lâm. Có thể nói, ngoài sự nghiệp hoằng dương phật pháp, xây dựng và phát triển dòng thiền Trúc Lâm thành một dòng Thiền riêng của Việt Nam, những bậc cao tăng ấy còn đóng góp vào kho tàng văn học dân tộc những tác phẩm đặc sắc, có giá trị nghệ thuật cao. Điều đó cho thấy, bên cạnh một thiền sư, cả hai cùng được biết đến là những nhà thơ tài hoa. Tuy nhiên, những tác phẩm văn học của họ vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Điều này có thể thấy qua số lượng các công trình nghiên cứu về Trần Nhân Tông, Huyền Quang với tư cách là nhà vua, thiền sư nhiều hơn các công trình nghiên cứu chuyên biệt về tác phẩm của họ. Hơn nữa, khi nghiên cứu về trước tác của Trần Nhân Tông và Huyền Quang, giới nghiên cứu thường nhấn mạnh đến tính triết lý, giáo huấn của các tác phẩm mà ít ai nhấn mạnh đến chất trữ tình. Có lẽ vì cho rằng, những thiền sư dù có cảm xúc trước những vang động của đời nhưng tất cả đều được lọc qua lăng kính của thiền, dưới cái nhìn thiền nên cảm xúc không phải là của một con người bình thường nữa mà là cảm xúc của một người đã thấu hiểu lẽ sắc không, vượt lên trên tất cả những xúc cảm bình thường. Nhưng một điều cần thấy rằng trước khi trở thành một nhà sư, các vị ấy cũng là một con người, cũng có những xúc cảm của con người. Vậy nên, trong các tác phẩm của Trần Nhân Tông và Huyền Quang, bên cạnh con người thiền sư, chúng ta còn thấy bóng dáng của con người bình thường, con người thi sĩ, con người với những rung cảm trước cuộc đời. Đó là những xúc cảm khi xuân về trên mấy khóm hoa của Trần Nhân Tông hay tình thương của một Huyền Quang trước cảnh tên tướng giặc trong lao tù hoài vọng cố hương Một điểm nữa cần chú ý là trong di sản thơ của Trần Nhân Tông và Huyền Quang, những vần thơ viết về thiên nhiên có thể coi như những viên ngọc quý trong kho tàng thơ ca dân tộc. Nếu trộn lẫn các thi phẩm của hai thiền sư vào những bài thơ về thiên nhiên của những nhà thơ đích thực thì thật khó để mà phân biệt được đâu là thơ của thiền sư bởi giữa chúng dường như chỉ có một đường biên thật mỏng manh mà nếu không thật tinh tế thì khó có thể phát hiện được. Dù vậy, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống thơ viết về thiên nhiên của Trần Nhân Tông hay của Huyền Quang và cũng chưa có một công trình nào đi vào so sánh những vần thơ viết về thiên nhiên của hai tác giả này. Thời gian cứ vận hành theo quy luật của nó và kéo theo đó thời đại thịnh trị của dân tộc- thời đại Lý - Trần ngày càng lùi xa. Đó là một quy luật của tự nhiên và tất nhiên, con người không thể níu kéo được. Nhưng những gì là tinh hoa của thời đại ấy sẽ trường tồn cùng dân tộc, sống mãi với thời gian qua những trang văn lưu lại cho đời. Vì vậy, việc nghiên cứu di sản thơ của Trần Nhân Tông và Huyền Quang sẽ góp phần vào việc bảo tồn những di sản văn hóa của dân tộc, làm sống dậy hào khí một thời. Nó sẽ nhắc nhở thế hệ cháu con niềm tự hào về một dân tộc đã sản sinh ra những người con vĩ đại như thế - những con người như Trần Nhân Tông, Huyền Quang. Đó là những lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài Cảm hứng thiên nhiên trong sáng tác của Trần Nhân Tông và Huyền Quang dưới góc nhìn so sánh. Chúng tôi mong rằng sẽ góp một phần nhỏ bé vào hành trình tìm hiểu con người và tư tưởng của hai vị sư tổ dòng thiền Trúc Lâm 2. Lịch sử vấn đề Đến nay, theo tư liệu văn học, có thể khẳng định rằng Cảm hứng thiên nhiên trong sáng tác của Trần Nhân Tông và Huyền Quang dưới góc nhìn so sánh chưa được đề cập đến trong một công trình nghiên cứu cụ thể nào. Tất nhiên, xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của Huyền Quang và Trần Nhân Tông đã có không ít công trình nghiên cứu thuộc ngành Lịch sử, Văn học, Phật học. Tuy nhiên vì tính chất của chuyên ngành, chúng tôi chỉ khái quát những công trình, những bài viết khai thác dưới góc độ văn học hoặc ít nhiều có liên quan đến văn học. Dưới đây có thể kể đến những công trình, những bài viết nghiên cứu tiêu biểu nhất. 2.1. Lịch sử nghiên cứu Trần Nhân Tông Trần Nhân Tông là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học bởi ông không chỉ là một vị vua sáng - người đã có công lớn trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, một thiền giả xuất sắc - tác giả của nhiều công trình nghiên cứu Phật học mà còn là một nhà thơ lớn. Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu của chúng tôi, ở góc độ là một thi sĩ, Trần Nhân Tông chưa được quan tâm đúng mức bởi số lượng công trình, bài nghiên cứu về Trần Nhân Tông còn khá ít và nhỏ lẻ. Dưới đây là một số công trình, bài nghiên cứu mà chúng tôi khảo sát được. Trước hết cần phải nhắc đến cuốn Toàn tập Trần Nhân Tông của Lê Mạnh Thát (2000). Cuốn sách là một công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Trần Nhân Tông từ khi còn trẻ, gánh vác những công việc trọng đại của dân tộc đến khi ông xuất gia tu hành trên núi Yên Tử và lãnh đạo Thiền phái Trúc Lâm. Trong công trình này, học giả Lê Mạnh Thát cũng dành một phần để khai thác sự nghiệp văn chương của nhà vua, thiền sư thi sĩ Trần Nhân Tông. Đáng chú ý là ngoài di sản thơ chữ Hán, hai bài phú Nôm, tác giả còn sưu tầm được khá đầy đủ những bài giảng, văn thư ngoại giao, văn xuôi của Trần Nhân Tông. Tiếp theo, có thể kể đến cuốn Thiền học đời Trần của Viện nghiên cứu Phật giáo (1995). Cuốn sách tập hợp bốn bài nghiên cứu về Trần Nhân Tông. Các bài viết này chủ yếu khai thác dưới góc độ Thiền học. Có ba trong tổng số bốn bài viết trình bày về xuất thân và quá trình dẫn dắt thiền phái Trúc Lâm của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Trong số các bài viết ấy, không thể bỏ qua bài viết của thiền sư Thích Thanh Từ Thiền Trúc Lâm qua văn thơ Hán. Thông qua việc phân tích bốn bài thơ đặc sắc, tác giả đã cho người đọc cái nhìn cơ bản về con người, tâm hồn và tư tưởng Trần Nhân Tông. Tác giả khẳng định “Chỉ dẫn bao nhiêu bài thơ trên, chúng ta cũng đủ thấy Trúc Lâm hồn thơ bát ngát, ý thơ thâm trầm, tâm Thiền bàng bạc, khiến người đọc vừa hứng thú vừa thấy tâm hồn rộng mở thênh thang. Trúc Lâm nói lên tâm trạng mình đối cảnh sinh tình, mà tình đây là tình đạo”
Bạn có thể ăn những thực phẩm đắt nhất, tốt nhất từng có trên thế gian này mà vẫn bị bệnh tật hay sức khỏe kém. Làm ...
Thừa cân béo phì là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo kết ...
1. RINGER LACTAT Dạng thuốc và hàm lượng Dung dịch trong chai 500 ml. Dịch truyền Ringer lactat đẳng trương, 100 m ...
ĐẶT VẤN ĐỀ Mang thai và sinh con là thiên chức tự nhiên, là niềm vui và hạnh phúc của mỗi phụ nữ. Nhưng bên cạnh đó ...
Giới thiệu Mục đích của Báo cáo JAHR Theo thống nhất với Nhóm Đối tác y tế (HPG), từ năm 2007, Báo cáo tổng quan ch ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay