Đất đai là sản phẩm của tự nhiên mà tự nhiên ban tặng cho con người, là tài sản vô giá đối với mỗi quốc gia. Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ đất có thể làm ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người. Đất đai còn là môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, các cơ sở sản xuất, an ninh quốc phòng. Như vậy đất đai đã gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của loài người. Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhiều thế hệ đi trước đã phải đổ cả mồ hôi công sức lẫn sương máu để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc. Vì vậy thế hệ chúng ta ngày nay phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ được nguồn tài nguyên vô gía ấy và phải biết cách quản lý thật chặt chẽ, sử dụng đất một cách có hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất bền vững. Tuy nhiên, hiện nay nước ta đang bước vào công cuộc đổi mới, đất nước đang ngay một chuyển mình, dân số ngày một tăng nhanh, kèm theo đó là sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Tất cả những vấn đề này đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong vấn đề quản lý và sử dụng đất. Các mâu thuẫn đó đang có chiều hướng gia tăng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội. Vì vậy, vấn đề quản lý và sử dụng đất phải được đặt ra cho các nhà quản lý đất đai, nhằm bảo vệ quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả cao. Đây là vấn đề xuyên suốt trong quá trình sử dụng đất là một vấn đề hết sức phức tạp, không chỉ đặt ra cho ngành quản lý đất đai mà còn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, với các nhà quản lý đất đai và những người sử dụng đất. Ngày nay vấn đề đất đai đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, thông qua việc ban hành một loạt các văn bản pháp luật về đất đai như : Luật Đất đai 1989, Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi và bổ sung năm 1998, 2001, Luật Đất đai 2003 và một loạt các Thông tư, Nghị định, Chỉ thị về đất đai. Luật Đất đai hiện hành là Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. Tại Điều 6 Luật Đất đai 2003 đã chỉ ra 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của ngành Địa chính nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai thống nhất từ trung ương đến từng địa phương Để hiểu rõ hơn về công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tiên Lữ, được sự nhất trí của trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, được sự phân công trực tiếp của khoa Đất và Môi trường, cùng sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo hướng dẫn, em đi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu đề tài ‘‘Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ở cụm xã tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2000 - 2006”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam đồng ...
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giá ...
Bước sang thế kỉ XXI, trong xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ làm c ...
SV là tầng lớp xã hội trẻ tuổi đang trong quá trình học tập và rèn luyện, họ chưa có điều kiện và khả năng để có nhữ ...
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được chính thức đưa vào ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay