Trong quá trình hội nhập quốc thế hiện nay, pháp luật Việt Nam không thể tránh khỏi xung đột pháp luật với các hệ thống pháp luật khác trên thế giới. Một trong những lĩnh vực liên quan đến xung đột pháp luật đó là quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong bài viết này, em xin trình bày một khía cạnh nhỏ, đó là: "Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam". Trên thực tế, mỗi một quốc gia đều có quy định về điều kiện kết hôn, tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng quy định giống nhau mà phần lớn đều có điểm khác biệt. Chính từ những quy định khác nhau trên, khi có một quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì tất yếu sẽ dẫn đến xung đột pháp luật. Ví dụ một cô gái Việt Nam mới 16 tuổi có thể kết hôn với một thanh niên Pháp đã trưởng thành hay không khi việc kết hôn này vi phạm pháp luật Việt Nam nhưng lại phù hợp với quy định của pháp luật Pháp. Vấn đề là cách giải quyết như thế nào? Để giải quyết xung đột pháp luật này, về lí luận cũng như thực tiễn, pháp luật của đa số các nước nghiêng về áp dụng nguyên tắc luật nhân thân (lex personalis) của các bên đương sự để giải quyết. Song có nước lại áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch (lex patrice), có nước lại áp dụng nguyên tắc luật nơi cư trú (lex domiccili) của đương sự để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn. Vậy pháp luật Việt Nam giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn như thế nào? Để điều chỉnh kịp thời vấn đề này, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật có các quy phạm xác định điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài như: Bộ luật dân sự 2005, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000; Nghị định số 68/2002/NĐ - CP, 69/2002/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành một số điều về quan hệ hôn nhân - gia đình có yếu tố nước ngoài của luật hôn nhân - gia đình; Thông tư 07/2002/ TT - BTP ngày 16 - 12 - 2002 về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 68/2002/ NĐ - CP. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 103 Luật hôn nhân gia đình năm 2000, Điều 10 Nghị định số 68/NĐ - CP thì: Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn. Như vậy, nguyên tắc cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn là nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh kh ...
Hiện nay nước ta là một thành viên trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và TPP cho nên nghề tư vấn pháp luật là nghề có thể ...
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 có viết: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban ...
Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của x ...
Giao dịch bảo đam và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay