Năm 2004, Phòng Quản lý Hộ tịch, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã tiến hành đăng ký cho hơn 300 giấy đăng ký kết hôn của các cặp vợ chồng Pháp-Việt, tăng 10% so với năm 2003. Để được kết hôn với công dân Việt Nam tại Việt Nam, công dân Pháp phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại và phải có giấy chứng nhận đủ khả năng kết hôn do Đại sứ quán cấp. Theo quy định tại Nghị định số 46 - 1917 ngày 19 tháng 8 năm 1946, hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm một số giấy tờ bắt buộc như giấy khai sinh, giấy chứng nhận chỗ ở Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại, đa số các cặp vợ chồng đều được yêu cầu làm thủ tục đăng ký tại Cơ quan quản lý hộ tịch Pháp. Thủ tục này không mang tính bắt buộc, nhưng thường được khuyến khích tiến hành để hôn nhân có hiệu lực theo pháp luật của Pháp. Ngoài ra, thông qua thủ tục này, người vợ hoặc chồng mang quốc tịch nước ngoài có thể có được thị thực cư trú tại Pháp nếu cả hai vợ chồng có dự định cư trú tại nước này. Hôn nhân của các cặp vợ chồng Việt-Pháp được chia thành hai nhóm: 1. Người chồng là Việt Kiều về nước lấy vợ: Thông thường, các cặp vợ chồng kết hôn kiểu này thường không quen biết nhau lâu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, họ có thể đã gặp nhau từ khi còn bé. Đây ít nhiều là những cuộc hôn nhân do gia đình sắp đặt theo kiểu Việt Nam; truyền thống vẫn còn có một vai trò nhất định trong cuộc sống của người Việt Nam. Hôn nhân giữa những người Pháp gốc Việt (Việt Kiều), hiện đang sinh sống tại Pháp chiếm hơn 50% các cuộc hôn nhân Pháp-Việt đăng ký tại Cơ quan quản lý hộ tịch. Nhìn chung, các cuộc hôn nhân này không đặt ra vấn đề gì đối với công tác quản lý hành chính. 2. Công dân Pháp muốn lập gia đình với người Châu Á thông qua: Trung gian Các dịch vụ môi giới hôn nhân. Ngày nay, nhờ có mạng Internet, mọi việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Các hãng môi giới hôn nhân được thành lập và sẵn sàng cung cấp cho các khách hàng Châu Âu dịch vụ môi giới hôn nhân với phụ nữ Việt Nam. Trong trường hợp này, khách hàng phải ký hợp đồng với hãng môi giới để được cung cấp danh sách các phụ nữ Việt Nam muốn lấy chồng nước ngoài. Trong một số trường hợp, hãng môi giới có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm hồ sơ, đặc biệt đối với những người đã bị từ chối cấp thị thực ngắn hạn. Như vậy, cơ quan quản lý hộ tịch phải hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ thị thực của người vợ hoặc chồng Việt Nam sẽ được xác minh trong trường hợp có nghi ngờ.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh kh ...
Hiện nay nước ta là một thành viên trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và TPP cho nên nghề tư vấn pháp luật là nghề có thể ...
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 có viết: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban ...
Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của x ...
Giao dịch bảo đam và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay