<p> Thăng Long – Hà Nội là mảnh đất có nền văn hóa lâu đời, nơi đây còn nổi tiếng với những làng thủ công mỹ nghệ bởi bàn tay tài hoa của những bậc nghệ nhân từ cổ chí kim. Các sản phẩm tài hoa của Thăng Long không những nổi tiếng trong nước mà còn bay cao, bay xa trên trường Quốc tế. Một trong những làng nghề nổi tiếng ấy là làng gốm Bát Tràng, làng gốm đã trải qua trên năm thế kỉ với nhiều thành tựu rất đáng tự hào, đó là bệ đỡ vững chắc để Bát Tràng hôm nay ngày càng tiến nhanh hơn cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Đất Nước. Như chúng ta đã biết làng nghề phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp gắn liền với cơ chế sản xuất mùa vụ, mang đặc trưng của chế độ làng xã, trong đó bao gồm cả yếu tố dòng họ.Ở làng nghề, ngoài yếu tố sản xuất còn mang rất đậm yếu tố văn hóa và phần nào còn có những yếu tố tâm linh phù hợp. Bởi làng nghề ngoài phạm vi đơn vị sản xuất và khái niệm khu biệt bởi địa lý, nhân văn, còn có đặc trưng riêng biệt là tính cộng đồng cư trú, cộng đồng lợi ích và cộng cảm rất cao. Làng gốm Bát Tràng cũng mang đầy đủ đặc điểm của làng nghề truyền thống. Làng gốm Bát Tràng chứa đựng trong nó những yếu tố nhân văn và giá trị văn hóa truyền thống quý giá. Ngoài những yếu tố kinh tế cần được nghiên cứu phát triển thì làng gốm Bát Tràng còn là một di sản văn hóa quan trọng cần được bảo tồn và phát huy trong sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc và phát triển đất nước. Đó là kho tàng các kinh nghiệm, kỹ thuật, bí quyết truyền nghề từ việc sử dụng nguyên vật liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo cho từng sản phẩm của mỗi làng nghề. Bởi vì quá trình lao động tức là quá trình sáng tạo; trong mỗi sản phẩm đơn chiếc ấy là kinh nghiệm, là kỹ thuật, là bí quyết của nghệ nhân, người thợ thủ công, và họ còn thổi vào sản phẩm ấy cả tâm hồn và ý niệm. Ví dụ, từ những tảng đất vô tri vô giác, bằng sức lao động sáng tạo, những người thợ thủ công đã tạo ra hàng vạn sản phẩm tuyệt vời, mà ở đó là tư duy, là kinh nghiệm được đúc rút qua bao thế hệ. Mỗi sản phẩm còn là khúc tuỳ hứng, khát vọng của con người và của cả cộng đồng. Đó chính là phần tồn tại vô hình cần được bảo tồn của làng nghề và sản phẩm của làng nghề - làng gốm Bát Tràng. Mặt khác, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, việc bảo tồn các giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước đang là một vấn đề thời sự, trong đó vấn đề bảo tồn và phát huy làng nghề thủ công truyền thống đang trở thành vấn đề quan tâm của ngành văn hóa mà còn là của toàn xã hội và đặc biệt là cộng đồng cư dân, nơi hiện có các làng nghề truyền thống. Vì vậy, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề truyền thống là không thể thiếu khi tiến hành thành lập các khu tiểu thủ công nghiệp, cũng như trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn. Chính vì những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài “ Khảo sát làng nghề truyền thống – làng gốm Bát Tràng” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình. </p>
<p> Từ sau ngày giải phóng, để tạo dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thì nước ta đã tiến hành ...
<p> 1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển, đô thị hoá tăng nhanh dẫn đến sự ph ...
<p> MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, khi nước ta bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, diện mạo đất nước không ngừng đổi mới, ...
<p> Việc tích hợp các phương tiện giao thông trong một mạng lưới thống nhất nhằm làm tăng mức độhấp dẫn của dịch vụ giao ...
<p> PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA QUY HOẠCH Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay