1.SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ tháng 9 năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng ở Mỹ diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường và đã lan rộng trở thành cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tình hình đó cùng với những khó khăn, yếu kém nội tại của nền kinh tế trong nước và thiên tai liên tiếp đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta. Trong lĩnh vực tài chính, điều may mắn của nền kinh tế Việt Nam là thị trường tài chính của chúng ta chưa hoàn toàn hội nhập với thị trường tài chính quốc tế. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn hoạt động với hiệu quả cao, cụ thể là kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm rất khả quan, nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Tiêu dùng nội địa vẫn tăng trưởng trên 20%. Đây là những tiền đề cơ bản để Việt Nam nhanh chóng vượt qua suy thoái kinh tế. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, các nguồn vốn nước ngoài đang tiến tới chảy vào Việt Nam. Điều này vừa có thuận lợi là cung cấp nguồn vốn cho đầu tư phát triển của đất nước nhưng cũng có khả năng gây ảnh hưởng mạnh đến thị trường tài chính của chúng ta khi khủng hoảng tài chính toàn cầu tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng nhà ở Mỹ xuất hiện. Hơn nữa việc hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đã đặt ra những thách thức cho các Ngân hàng Thương mại, đó là sự tham gia của các tập đoàn tài chính đa quốc gia có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật và công nghệ. Trước tình hình đó bắt buộc các ngân hàng thương mại có những bước cải cách trong định hướng phát triển chiến lược kinh doanh của mình. Khi nền kinh tế đã được hội nhập, nhất là việc Việt Nam cam kết mở cửa thị trường tài chính trong nước theo các cam kết đối với các đối tác nước ngoài thì việc các ngân hàng thương mại nước ngoài có đủ nội lực, đó là vốn và công nghệ sẽ thao túng thị trường tài chính Việt Nam. “Làm thế nào để có đủ sức đứng vững khi có sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại nước ngoài”, câu hỏi này luôn là những thách thức đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được các Ngân hàng thương mại lựa chọn là xu hướng phát triển lâu dài và bền vững. Trong khi các tổ chức tài chính trên thế giới ở đa số các nước đang điêu đứng với khủng hoảng tài chính toàn cầu thì các ngân hàng và quỹ đầu tư tuân thủ luật Hồi Giáo lại hầu như tránh được những rắc rối từ các khoản nợ xấu . Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính Hồi Giáo cho rằng , cách thức kinh doanh của họ đã che chắn người áp dụng khỏi những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng hiện nay. Những ngân hàng lớn như HSBC của Anh hay Citibank của Mỹ đều đã thiết lập các chi nhánh ngân hàng Hồi giáo và những chi nhánh này đều ăn nên làm ra. Một số ngân hàng đã thành công với tài chính Hồi giáo còn muốn mở rộng phương thức kinh doanh này vượt xa khỏi thị trường tự nhiên ở những nước theo đạo Hồi. Họ tin rằng, hơn khi nào hết, lúc này đang có một thị trường cho những người thuộc các tôn giáo khác chia sẻ những giá trị mà kinh tế học Hồi giáo đem lại. Điều này gợi ra cho tôi một suy nghĩ, với tình hình nội tại của Việt Nam như thế , liệu chúng ta có thể áp dụng mô hình tài chính Hồi Giáo nhằm tạo ra loại hình dịch vụ bổ sung, một cách thức cung cấp dịch vụ mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm tài chính hay không?Việc nghiên cứu tìm hiểu mô hình tài chính Hồi giáo cùng với điều kiện để áp dụng được mô hình này ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm. Tuy nhiên, xét thấy đây là một vấn đề hoàn toàn mới ở Việt Nam, việc ứng dụng mô hình này cũng cần có một lộ trình rõ ràng, cụ thể. Do đó trong phạm vi nghiên cứu này, tôi chỉ xin đề cập đến một mảng nhỏ đối với hệ thống ngân hàng thương mại, đó là mảng dịch vụ bán lẻ vì đây là dịch vụ có khả năng tăng trưởng nhanh nhất trong hệ thống tài chính tại Việt Nam. Nếu như mô hình này có thể áp dụng được, việc nhân rộng nó là vấn đề tương đối dễ dàng hơn. Xuất phát từ nguyên nhân này, tôi đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài : MÔ HÌNH NGÂN HÀNG HỒI GIÁO - HƯỚNG ĐI MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu mô hình ngân hàng Hồi Giáo, ưu điểm và nhược điểm của mô hình này cùng với thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, để từ đó xây dựng một hệ thống sản phẩm ngân hàng bán lẻ mới bổ sung vào hệ thống sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống đang được áp dụng hiện tại. Hệ thống sản phẩm mới này được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc riêng của ngân hàng Hồi giáo. Mục đích cuối cùng của tôi là giới thiệu cách thức xây dựng sản phẩm ngân hàng bán lẻ theo mô hình ngân hàng Hồi giáo nhằm đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng truyền thống chứ không tham vọng đưa ra mô hình sản phẩm mới thay thế hệ thống sản phẩm truyền thống hiện tại. 3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình ngân hàng Hồi Giáo cùng các sản phẩm đi kèm. Phạm vi ứng dụng của mô hình này rất rộng, tuy nhiên trong nghiên cứu này, tôi chỉ giới hạn trong việc ứng dụng mô hình ngân hàng Hồi giáo vào mảng dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại nhằm đa dạng hoá dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Tài liệu nghiên cứu tổng hợp trong và ngoài nước từ năm 2000 đến nay. 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Về phương pháp nghiên cứu, có rất nhiều cách tiếp cận nhưng tôi sử dụng phương pháp thống kê - mô tả, phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, diễn dịch – qui nạp và phương pháp quan sát từ thực tiễn để khái quát bản chất của các vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Bên cạnh trình bày lý thuyết tôi cũng kết hợp lồng ghép thực tiễn vào trong đó để cho thấy sự hài hoà của đề tài và làm cho những vấn đề mang tính chất lý thuyết trở nên sống động và hấp dẫn hơn. Với phương pháp trình bày này, tôi hi vọng sẽ mang đến cho người đọc sự thoải mái cũng như dễ dàng cảm nhận những nội dung đang được trình bày. Nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu : bao gồm nguồn tài liệu tham khảo trong nước và nước ngoài ( sách vở, báo chí, internet.) Đề tài được trình bày theo kết cấu sau: Phần mở đầu nói về sự cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tiếp theo là phần nội dung chính với các chương được trình bày cụ thể như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân hàng Hồi giáo và dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Chương 2 : Nghiên cứu mô hình ngân hàng Hồi giáo của một số nước trên thế giới cùng tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu– Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - Chương 3 : Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam cùng dịch vụ ngân hàng bán lẻ Việt Nam. - Chương 4 : Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ Việt Nam theo mô hình ngân hàng Hồi giáo. . Kế đến là phần kết luận và kiến nghị .Kết thúc đề tài là phần danh mục tài liệu tham khảo nhằm giúp người đọc cần nghiên cứu sâu hơn có thể tham khảo thêm, thêm vào đó các phụ lục giúp người đọc dễ dàng tra cứu.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới , để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng, các ngân ...
Hedge Fund đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1949 tại Mỹ. Một trong những người được coi là “ông tổ” của loại quỹ này ...
Theo đề án cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 10/2001, các NHTM CP sẽ tập trung ...
Cách thức kết hợp cả ba quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định chính sách cổ tức và đặt chúng một cách ...
Một thị trường được coi là hiệu quả khi nó đảm nhiệm được chức năng của nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, tức là nó sử ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay