Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu sự chuyển hướng của nền kinh tế nước ta từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò của Ngân sách Nhà nước cũng thay đổi và trở nên hết sức quan trọng. Hoạt động của Ngân sách Nhà nước đã chuyển biến một cách căn bản, từ chỗ chỉ gắn với khu vực kinh tế quốc doanh và các nhu cầu chi tiêu cho bộ máy Nhà nước trong cơ chế bao cấp sang một bình diện mới với phạm vi rộng lớn và bao quát hơn. Việc từ bỏ nguyên tắc quản lý trực tiếp theo kiểu “cấp phát giao nộp” đã tạo điều kiện cho Ngân sách Nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội. Thực tế đó đã đòi hỏi phải thúc đẩy quá trình hoàn thiện các quy chế về Ngân sách Nhà nước cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước. Năm 1996 luật Ngân sách Nhà nước ra đời và triển khai thực hiện từ ngày 01/01/1997 đã khẳng định vị trí và vai trò của Ngân sách Nhà nước trong tình hình mới. Qua đó cũng phần nào khẳng định tính cấp thiết của quá trình quản lý Ngân sách Nhà nước nói chung và quá trình quản lý Ngân sách xã-là cơ quan cấp uỷ chính quyền cơ sở nói riêng. Sau 16 năm đổi mới tốc độ phát triển kinh tế gia tăng nhanh đã tác động sâu sắc đến công tác quản lý Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là Ngân sách xã-là nơi trực tiếp liên hệ với dân, giải quyết các công việc của dân. do dân và vì dân, cho nên chính quyền cấp xã phải sử dụng Ngân sách xã như một công cụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Thực tế từ năm 1997 đến nay, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý Ngân sách xã cũng còn những tồn tại cần giải quyết. Vấn đề đặt ra là công tác quản lý Ngân sách xã phải được hoàn thiện ra sao để tập trung được đầy đủ các khoản thu bảo đảm nhu cầu chi do xã thực hiện, các khoản chi phải đúng mục đích để tạo nguồn thu mới. Việc cấp phát sử dụng các khoản chi đó như thế nào để đạt được nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý Ngân sách Nhà nước. Do vậy vấn đề hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã được đặt ra như là nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý Ngân sách nói chung. Thấy được vấn đề mang tính thời sự đó trong thời gian 2 tháng thực tập tại Sở Tài chính-Vật giá Thái bình được chứng kiến và làm việc thực tế với sự giúp đỡ tận tình của thầy, cô giáo và cán bộ trong Sở em đã lựa chọn và tập trung nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã ở Thái bình trong điều kiện hiện nay” làm đề tài cho luận văn của mình. Với mục đích là nghiên cứu tìm hiểu tình hình thu chi và công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh trong những năm 1999-2001, nhằm tìm ra những giải pháp giúp cho việc củng cố, tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã trong tỉnh được tốt hơn. Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Ngân sách xã và sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã. Chương 2: thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã ở Thái bình trong thời gian qua. Chương 3: Phương hướng-mục tiêu-giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã ở Thái bình trong thời gian tới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam đồng ...
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giá ...
Bước sang thế kỉ XXI, trong xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ làm c ...
SV là tầng lớp xã hội trẻ tuổi đang trong quá trình học tập và rèn luyện, họ chưa có điều kiện và khả năng để có nhữ ...
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được chính thức đưa vào ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay