Đề tài Một số khó khăn thực tiễn đối với thẩm phán trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài

Để giải quyết được tranh chấp, xác định được pháp luật nước ngoài có hiệu lực áp dụng thông qua quy phạm xung đột thì chưa đủ mà còn phải khai thác được nội dung pháp luật nước ngoài đó. Để có thể khai thác và áp dụng được pháp luật nước ngoài, chúng ta phải đảm bảo được hai nội dung sau : (I) Tìm hiểu pháp luật nước ngoài và (II) giải thích pháp luật nước ngoài. I. TÌM HIỂU PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI Trước thẩm phán trong nước, pháp luật nước ngoài về bản chất vẫn không mất đi tính chất là một quy phạm pháp luật. Ngày một nhận thức rõ hơn về điều này, án lệ của Pháp đã quy định thẩm phán, xuất phát từ nhiệm vụ xét xử tranh chấp theo quy định của pháp luật có hiệu lực áp dụng (Điều 12 Bộ luật Tố tụng Dân sự Pháp), có nhiệm vụ tìm hiểu nội dung các quy định của pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng, trên cơ sở hợp tác với các bên (nếu cần), giống như đối với pháp luật Pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, thẩm phán gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu nội dung pháp luật nước ngoài. 1. Các phương thức được sử dụng để tìm hiểu nội dung pháp luật nước ngoài 􀂃 Phương thức truyền thống nhất là căn cứ vào giấy xác nhận tập quán (certificat de coutumes). Ban đầu, giấy xác nhận tập quán do các bên tự soạn thảo. Về sau, giấy xác nhận tập quán có thể do Đại sứ quán hoặc cơ quan Lãnh sự cấp, chủ yếu trên cơ sở trích lại các văn bản pháp luật được áp dụng. Ngoài ra, luật gia chuyên về ngành luật nước ngoài có liên quan cũng có thể lập giấy xác nhận tập quán bằng cách trích dẫn học thuyết và án lệ. Tuy nhiên, phân tích của luật gia sẽ ít có độ tin cậy, kém khách quan và chỉ liên quan đến việc áp dụng pháp luật cho một trường hợp cụ thể. Thực tế đã xảy ra không ít trường hợp tư vấn của các luật gia mâu thuẫn nhau, khiến cho thẩm phán không biết chọn áp dụng tập quán nào. Bởi vì mỗi luật gia đều muốn bảo vệ quan điểm của thân chủ mình. Trong những trường hợp này, đôi khi, một số nước chẳng hạn như các nước thuộc hệ thống luật Common law, tổ chức đối chất (cross-examination) giữa những người lập giấy xác nhận tập quán nhằm buộc họ phải bảo đảm tính khách quan, không thiên vị trong nội dung xác nhận. 􀂃 Ngoài ra, có thể kể đến một số phương thức khác có hiệu quả cao hơn và liên quan trực tiếp đến thẩm quyền của thẩm phán: o Trước hết, thẩm phán có thể tiến hành điều tra, xác minh và tham khảo ý kiến của luật gia có chuyên môn. Phương thức này giống với hình thức tranh tụng của thẩm phán ở các nước theo hệ thống luật Common law. Ở Pháp, phương thức này tuy rất hiếm khi được áp dụng nhưng không phải là chưa từng bao giờ được áp dụng trong lịch sử (xem Civ. I, 19 tháng 10 năm 1971, Bull. civ. I, nO 261, tr. 220 ; D. 1972, 633 (2ème espèce) chú thích Ph. Malaurie, ví dụ về việc thẩm phán xét xử về mặt nội dung đã từng yêu cầu xác minh nội dung của một luật nước ngoài). o ". Do các bên đưa ra yêu cầu mâu thuẫn với nhau và đều thiếu căn cứ, nên Tòa án Phúc thẩm đã không đảo ngược nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của các bên và chỉ định một chuyên gia để tìm hiểu về các phương thức của luật được Tòa án công nhận là luật áp dụng ". o Thẩm phán cũng có thể sử dụng một cơ chế rất hiệu quả, được quy định tại Công ước Luân Đôn ngày 7 tháng 6 năm 1968 của Hội đồng Châu Âu về thông tin về pháp luật nước ngoài. Công ước này được áp dụng khi pháp luật cần tìm kiếm là pháp luật của quốc gia thành viên Hội đồng Châu Âu. Ngoài ra, Điều 18 Công ước này cũng cho phép một quốc gia không phải là quốc gia thành viên của Hội đồng Châu Âu được gia nhập Công ước theo lời mời của Hội đồng Bộ trưởng Hội đồng Châu Âu. Thực vậy, để tìm hiểu thông tin về pháp luật nước ngoài, Tòa án nơi thụ lý hồ sơ phải gửi yêu cầu cung cấp thông tin trong đó nêu rõ khía cạnh pháp lý và tình huống cụ thể liên quan đến pháp luật nước ngoài, tới cơ quan Trung ương của nước mình (Ở Pháp là Vụ Hợp tác quốc tế - SAEI, Bộ Tư pháp). Cơ quan này sẽ có nhiệm vụ chuyển yêu cầu đó cho các cơ quan có chức năng của nước ngoài để cơ quan nước ngoài trả lời về thực trạng pháp luật liên quan đến nội dung cần tìm kiếm. Tuy nhiên, đáng tiếc là cơ chế tìm kiếm hiệu quả và chính xác này lại ít được áp dụng tại Pháp (Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng Dunkerque, 28 tháng 11 năm 1990, Journal du droit international (Báo Pháp luật Quốc tế), 1991, tr. 131, chú thích Ph. Kahn).

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • thư viện luận văn

    Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • thư viện luận văn

    Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • thư viện luận văn

    Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY