Trong điều kiện kinh tế thị truờng hiện nay, các hoạt động thương mại phát triển rất phong phú, đa dạng và đan xen lẫn nhau, việc một thương nhân chỉ bằng khả năng của mình thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình giao lưu thương mại ngày càng trở nên hãn hữu. Chỉ để chuyển được hàng hóa đến cho người mua, thương nhân bán hàng có thể phải thực hiện một loạt các thao tác từ đóng gói sản phẩm, ghi ký mã hiệu, làm thủ tục thuế quan và một loạt các giấy tờ khác để gửi hàng và nhận hàng, xếp dỡ hàng hóa, lưu kho bãi Thương nhân bán hàng có thể thực hiện được tất cả những công việc trên nhưng không phải bất cứ thương nhân nào cũng có đủ trình độ chuyên môn, mặt khác những chi phí phát sinh trong việc thực hiện các hoạt động phụ trợ trên cũng rất tốn kém. Để giảm chi phí sản xuất, các thương nhân đã lựa chọn cho mình những dịch vụ liên quan đến việc chuyển hàng hóa đến người mua. Và vì thế dịch vụ giao nhận hàng hóa ra đời. Dịch vụ này lần đầu tiên được quy định trong Luật thương mại 1997, và cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giao nhận hàng hóa dần được mở rộng nội hàm. Luật thương mại 2005 gọi loại dịch vụ này là dịch vụ Logistics. Tại điều 233 Luật thương mại 2005 đã định nghĩa: “ Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.” Những kiến thức về logistics và các hoạt động logistics mới xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây, trước hết và chủ yếu thông qua hoạt động của các công ty vận tải giao nhận nước ngoài và một số người được đào tạo tại nước ngoài. Thực tế thì logistics được vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội, quân sự và trong trong từng lĩnh vực có mục tiêu, phạm vi hoạt động cũng như tiêu chí đánh giá là hết sức khác nhau. Nhìn từ góc độ vĩ mô, có thể hiểu logistics theo 2 cấp độ cơ bản: cấp độ vi mô (trong lĩnh vực quản trị sản xuất của doanh nghiệp) và cấp độ vĩ mô (như một ngành kinh tế). Trên tầm vĩ mô thì điều quan tâm là xây dựng một mạng lưới logistics đa dạng, linh hoạt cho phép chuyển tối ưu bộ phận sang tối ưu toàn bộ, nhằm mục đích tối ưu hiệu quả của vòng quay tăng trưởng, vòng quay thu mua hàng hóa, sản xuất, phân phối bán hàng, vận tải, tái chế và sử dụng lại các nguồn nguyên vật liệu từ các công ty đơn lẻ đến toàn bộ ngành công nghiệp thông qua sự hợp tác. Như vậy, hoạt động logistics đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, lưu thông, phân phối của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong bối cảnh Việt Nam trong hội nhập vào nên kinh tế thế giới, việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics lại càng trở nên quan trọng và cần thiết.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh kh ...
Hiện nay nước ta là một thành viên trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và TPP cho nên nghề tư vấn pháp luật là nghề có thể ...
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 có viết: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban ...
Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của x ...
Giao dịch bảo đam và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay