Đề tài Pháp gia và ảnh hưởng của pháp gia trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

- Lịch sử Trung Quốc bắt đầu từ nhà Hạ (2.205 – 1.766TCN) đến Thương (1.766 – 1.123TCN) rồi đến Chu (1.123 – 256TCN) Người thầy đề xuất ra Nho Gia là Khổng Tử (551 – 479TCN). Khổng Tử có nói một câu: “Tính Tương Cận – Tập Tương Viễn”. Nghĩa là con người ta, khi sinh ra, đấng tạo hóa đã ban cho mọi người tính chất, tính nết, bản chất gần giống như nhau, gọi là “tính tương cận”; nhưng tùy theo môi trường sống, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo sự giáo dục và các mối quan hệ giữa con người với nhau, mà mọi người sẽ có tính tình, tính nết ngày càng khác nhau, không giống như lúc đầu nữa, gọi là “tập tương viễn”. Như vậy, Khổng Tử nói nhân tính của con người ban đầu gần giống như nhau, nhưng Khổng Tử không nói nhân tính đó là Thiện hay Ác. Còn chủ trương của Khổng Tử trong việc điều tiết xã hội đó là dùng Lễ, tức là dùng đạo đức, lễ giáo, để điều tiết xã hội. - Mạnh Tử (371? – 289?TCN) là hậu nhân của Khổng Tử, cũng theo phái Nho Gia. Mạnh Tử liên quan Khổng Tử qua việc ông theo học một đệ tử của Tử Tư, mà Tử Tư là cháu nội của Khổng Tử. M ạnh Tử có tư tưởng lý tưởng hóa Nho Gia. Ông phát triển “Tính Tương Cận” của Khổng Tử thành “Nhân Chi Sơ Tính Bổn Thiện”, ý ông là chẳng những Tính Tương Cận mà tính đó còn là Tính Thiện. Tuy Khổng Tử chủ trương nhân nghĩa, nhưng Khổng Tử không giải thích bản chất của nhân tính. Mạnh Tử thì cố gắng giải thích bản chất của nhân tính, và ông cho nhân tính là Tính Thiện. Nếu quả thật nhân tính con người là Tính Thiện, thì dùng Lễ điều tiết xã hội quả thật rất dễ dàng. Tuy nhiên, liệu rằng nhân tính có phải thật sự là Tính Thiện hay không? - Về sau, Tuân Tử có ý kiến khác, trái ngược với Mạnh Tử. Niên đại của Tuân Tử không được biết rõ, vào khoảng 298 – 238 TCN. Giống như Mạnh Tử, Tuân Tử cũng muốn giải thích bản chất của nhân tính, và ông cho rằng “Nhân Chi Sơ Tính Bổ Ác”. Và ý tưởng này sẽ được Hàn Phi Tử chấp bút sau này. Tuy nhiên, chủ trương của Tuân Tử vẫn là dùng Lễ để điều tiết xã hội, dùng đạo đức, giáo dục đạo đức để trị thiên hạ. Chính vì vậy mà Tuân Tử không rốt ráo, triệt để, mặc dù sự phát hiện của ông đã rất gần tới giải pháp. Nhưng không sao, hai học trò của ông đã làm tốt hơn ông rất nhiều, cũng là phúc của ông vậy.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • thư viện luận văn

    Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • thư viện luận văn

    Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • thư viện luận văn

    Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY