Ngày nay cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội, nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia ngày càng được củng cố và tăng cường. Đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Do hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phong phú và đa dạng bởi tính chất đặc thù của hoạt động này, nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà còn liên quan đến nhiều quốc gia khác. Đồng thời, với môi trường kinh tế toàn cầu hóa, đa dạng về chủ thể kinh doanh mà lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu mà các nhà kinh doanh luôn hướng tới. Ngay cả Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 57 cũng đã quy định “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Và không phải lúc nào các quan hệ kinh tế cũng được các bên tham gia thực hiện chính xác và đầy đủ mà tất yếu có xảy ra tranh chấp, đặc biệt là trong hoạt động thương mại quốc tế khi các chủ thể giao dịch thuộc các hệ thống pháp luật và văn hóa kinh doanh khác nhau. Mà tranh chấp nào cũng vậy, chúng cần phải được giải quyết thỏa đáng, nhanh chóng và kịp thời. Có như vậy mới có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của các chủ thể kinh doanh và tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo thuận lợi về mặt pháp lý và kinh tế trong việc thực hiện chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế thương mại với nước ngoài. Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại quốc tế, quan hệ thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, khả năng phát sinh tranh chấp càng lớn, không chỉ các dịch vụ pháp lý mà cả Nhà nước cũng phải bước vào các vấn đề pháp lý không quen thuộc. Việc giải quyết tốt các tranh chấp phát sinh là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và hội nhập, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, bình đẳng, tạo tâm lý tốt cho các nhà kinh doanh và đầu tư. Ở những nước có nền kinh tế phát triển mạnh, việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế thương mại bằng trọng tài là một trong những phương thức phổ biến. Vấn đề trọng tài ở Việt Nam ta cũng ra đời từ rất sớm từ đầu những năm 1960 khi mà Việt Nam thành lập hai tổ chức trọng tài bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Hội đồng Trọng tài Ngoại thương năm 1963 và Hội đồng Trọng tài Hàng hải năm 1964. Đến năm 1993 hai tổ chức trọng tài thường trực này đã được hợp nhất thành Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (viết tắt tiếng Anh là VIAC) như ngày nay. Nhưng trong suốt những thập kỷ 60, 70 và 80 vừa qua thương mại quốc tế của Việt Nam chủ yếu được tiến hành bởi các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam với các đối tác cũng là doanh nghiệp nhà nước của các nước xã hội
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh kh ...
Hiện nay nước ta là một thành viên trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và TPP cho nên nghề tư vấn pháp luật là nghề có thể ...
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 có viết: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban ...
Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của x ...
Giao dịch bảo đam và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay