Trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá phát triển như vũ bão hiện nay, hội nhập kinh tế quốc gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới đang là một vấn đề lý luận và thực tiễn nóng bỏng, sôi động. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một quá trình tất yếu đối với bất kỳ một quốc gia nào muốn đạt được sự phát triển về kinh tế xã hội. Được xem như chất xúc tác cho sự phát triển thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện, với việc đa dạng hoá các hình thức thanh toán. Thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại có cơ hội khẳng định mình trên trường quốc tế, tăng thu nhập và phát triển ổn định trong môi trường cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng thương mại, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Techcombank, em thấy mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ song qui mô hoạt động của ngân hàng vẫn còn nhỏ, các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay của Techcombank còn ít về số lượng và hạn chế về chất lượng, lại chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ Globus trong toàn bộ hệ thống của Techcombank đang đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nhằm khai thác có hiệu quả hệ thống này. Ngoài ra, việc không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ chính là lợi thế cạnh tranh mà không chỉ Techcombank mà các ngân hàng Thương mại Cổ phần khác cũng đã nhận ra và đang thực hiện. Chính vì vậy, việc tìm ra những giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Techcombank là hết sức cần thiết, nó không những góp phần phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Techcombank nói riêng và hệ thống các Ngân hàng Thương mại nói chung mà còn thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Trên cơ sở những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài :”Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương – Techcombank : Thực trạng và giải pháp “. Trong phạm vi của bài viết , em chủ yếu tìm hiểu tình hình thực tế, những vấn đề còn tồn tại trong công tác thanh toán quốc tế với ba phương thức thanh toán chủ yếu là Tín dụng chứng từ, Chuyển tiền và thanh toán nhờ thu tại Techcombank, trong đó phương thức thanh toán bằng chứng từ được tập trung hơn cả. Qua đó em xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Techcombank. Bố cục của bài viết ngoài phần Mở đầu và Kết luận gồm 3 chương: Chương I : Lý luận chung về thanh toán quốc tế tại các ngân hàng Thương mại. Chương II ; Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương – Techcombank. Chương III : Phương hướng và một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Techcombank.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới , để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng, các ngân ...
Hedge Fund đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1949 tại Mỹ. Một trong những người được coi là “ông tổ” của loại quỹ này ...
Theo đề án cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 10/2001, các NHTM CP sẽ tập trung ...
Cách thức kết hợp cả ba quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định chính sách cổ tức và đặt chúng một cách ...
Một thị trường được coi là hiệu quả khi nó đảm nhiệm được chức năng của nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, tức là nó sử ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay