<p> Ở bất cứ đất nước nào, dù là nước nghèo hay nước giàu nông nghiệp đều có vị trí quan trọng. nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cấn được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm của xã hội. vì thế, sự ổn định xã hội và mức an ninh về lương thực và thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế. Xã hội càng phát triển vai trò của nông nghiệp càng được coi trọng. Ở các nước phát triển, nông nghiệp có tính đa chức năng. Chức năng cơ bản của nông nghiệp bao gồm chức năng kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và chính trị. Chức năng kinh tế và môi trường đã dược thảo luận ở trên .Chức năng xã hội của nông nghiệp thể hiện ở chỗ đây là sinh kế kiếm sống của đại bộ phận cư dân nông thôn ,gắn với các truyền thống văn hóa và xã hội của mỗi vùng miền. Chức năng văn hóa hóa vật thể và phi vật thể . Trong thời đại ngày nay thật là không đầy đủ nếu chúng ta chỉ nói đến phát triển và tăng trưởng, những bài học trong các giai đoạn phát triển vừa qua đã cho thấy những hạn chế, khiếm khuyết trong các lý thuyết phát triển và cái giá phải trả cho sự phát triển đó mà loài người đang phải nỗ lực giải quyết đặc biệt là những tổn thương về môi trường làm suy giảm các nguồn tài nguyên. Có thể nói rằng sự phát triển´nông nghiệp nông thôn theo các mô thức cũ dù là truyền thống hay hiện đại đều bộc lộ những hạn chế nhất định về kinh tế, xã hội và môi trường đe dọa sự tồn vong của loài người, đòi hỏi cần có một phương thức phát triển mới – Phương thức phát triển bền vững. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực để xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Nông nghiệp, nông thôn cả nước đang phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nông nghiệp ổn định sẽ là nền tảng chính trị cho mỗi một quốc gia. Sự phát triển của nông nghiệp đã tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội do đó một nền nông nghiệp bền vững là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. </p>
<p> Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2011 t ...
<p> Với diện tích đất nông nghiệp 433.45 ha (tính năm 2010), trong đó diện tích trồng hoa 10 ha, Phú Mậu được xem là một ...
<p> Trong thời gian thực tập tại phòng Nông nghiệp UBND huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An tôi đã chọn đề tài "Đánh giá hiệu q ...
<p> Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên ban tặng cho con người, là tài nguyên quý giá của mọi quốc gia, là điều kiện tiê ...
<p> Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là ngành sản xuất vật chất cơ bản của đời sống xã hội, đem lại ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay