Nền kinh tế thế giới đang vận động phát triển không ngừng đòi hỏi từng quốc gia phải từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, để giảm khoảng cách của sự nghèo nàn với các nước tư bản phát triển. Đặc biệt trong những năm gần đây khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực kinh tế có thể nói là năng động nhất trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực này và cũng chịu ảnh hưởng của quy luật phát phát triển. Trong mỗi một quốc gia thì vốn là không thể thiếu được, nó thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia đó phát triển. Đối với các nước phát triển thì có lượng vốn vô cùng lớn và rất muốn đầu tư ra nước ngoài bằng cách có thể là đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Còn đối với các nước đang phát triển và các nước kém phát triển là điêù kiện vô cùng thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong đó có Việt Nam. Đầu tư là động lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Trong đó vốn đầu tư trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt, bởi muốn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cần có giải pháp để thu hút vốn. Thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và nhà nước ta đã ban hành luật đầu tư nước ngoài vào năm 1987 và qua 3 lần sửa đổi vào các năm 1990, 1992 và gần đây nhất là năm 1999. Để thực hiện ổn định kinh tế xã hội tăng GDP, tạo công ăn việc làm cho người lao động và nhiều mục tiêu khác thì nguồn vốn trong nườc mới chỉ đáp ứng được một nửa, cho nên cần phải huy động vốn từ nước ngoài mà chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên từ khi ban hành và thực hiện luật đầu tư đến nay tuy không phảI là thời gian dài song chúng ta đã thu được một số kết quả khả quan. Những kết quả ban đầu thể hiện là kết quả đúng đắn phù hợp với việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài. Cho đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn vấn đề mới cần phải được xem xét giải quyết. Do đó việc tìm hiểu nghiên cứu để có được sự đánh giá về những kết quả đã đạt được tìm ra những hạn chế khắc phục nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới là thực sự cần thiết nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, bên cạnh những mặt được còn có những hạn chế, bất cập chưa thu hút có hiệu quả điều đó có thể thấy số vốn xin vào đầu tư đã giảm. Trong bài viết này để có thể thấy rõ và có những phương hướng giải quyết vấn đề này, em chọn đề tài : "Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng kinh tế ở Việt Nam" Bài viết này bao gồm ba phần : PHẦN I: Tổng quan về đầu tư trực tiếp với nước ngoài (FDI). PHẦNII: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các vùng kinh tế thời gian qua. PHẦNIII: Phương hướng và các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào phát triển các vùng kinh tế ở Việt Nam.
Hạ Long Canfoco được thành lập vào năm 1957 tại Hải Phòng. Công ty là cơ sở tiên phong của ngành công nghiệp chế biến ...
Trong nước: Halong Canfoco có độ bao phủ thị trường trong cả nước; tuy nhiên các sản phẩm chủ lực tập trung chủ yếu ở ...
Huyện Long Thành nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, có diện tích tự nhiên 43.078,97 ha (theo kết quả kiểm kê đất đ ...
Sau cuộc suy thoáI kinh tế năm 1920-1921, cục dự trữ liên bang Mĩ- NHTW (viết tắt là FED) thiếu vốn nghiêm trọng, ng ...
Căn cứ pháp lý lập, thanh, quyết toán kinh phí thực hiện đề tài; Nguyên tắc thanh quyết toán kinh phí thực hiện đề t ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay