Quan hệ thương mại Viêt - Mỹ là một nhân tố rất quan trọng trong tổng thể quan hệ Việt - Mỹ kể từ sau kết thúc chiến tranh Việt Nam. Bình thường hoá quan hệ Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại là chủ trương quan trọng và nhất quán của Đảng và nhà nước ta về mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại nhằm thực hiện nhiệm vụ do Nghị quyết Trung ương 4 ( khoá VIII ) đã đề ra “Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, động viên cao độ nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa với nguồn lực bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập khu vực và thế giới” và phải “Tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, gia nhập APEC, WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện cam kết trong khuôn khổ AFTA. Giữ vững và mở rộng thị trường đã tạo lập được với các liên minh Châu Âu, khôi phục thị trường Nga và các nước Đông Âu; phát triển quan hệ chính ngạch với Trung Quốc; tăng cường quan hệ buôn bán, hợp tác với Ấn Độ; mở rộng thị trường Mỹ, đẩy mạnh việc tìm thị trường mới ở Trung Cận Đông, Châu Phi, Mỹ La tinh”. Kể từ lúc Việt Nam áp dụng chính sách mở cửa nền kinh tế, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới được cải thiện và xúc tiến theo chiều hướng tích cực với tốc độ cực nhanh. Nhưng phải đến tháng bảy năm 1995, khi Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao, hoạt động kinh tế được thúc đẩy mạnh mẽ hơn theo quyết định của Đảng Cộng Sản Việt Nam, một định hướng đúng đắn giúp Việt Nam cải thiện đáng kể về mọi mặt của nền kinh tế. Quan hệ ngoại giao được thiết lập với Mỹ là cơ sở bảo đảm thiện chí của Việt Nam muốn xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở một “luật chơi” bình đẳng với các nước, là cam kết tôn trọng thực hiện quyền và nghĩa vụ của một chủ thể của luật quốc tế, hợp tác chặt chẽ với các định chế quốc tế quan trọng như ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế ngoài những hợp tác kinh tế đa phương khác như gia nhập Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. Tất cả các động thái đầy đủ thiện chí của Việt Nam đã giúp quốc tế mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tận dụng để đẩy nhanh tốc ...
I. BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - tiền ...
1. Khái niệm về toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh ...
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt IMF). Thành viên: 188 quốc gia. Trụ sở chính: Washington ...
ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được thị trường ư ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay