<p> Là thành viên của xã hội, từ lúc sinh ra con người đã được hưởng những quyền nhất định thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bao gồm quyền tự do dân chủ về chính trị, quyền về dân sự, quyền về kinh tế – xã hội v.v Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càng được phát triển, mở rộng. Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân là một phần rất quan trọng. Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người nên đã được pháp luật hầu hết các nước ghi nhận và bảo vệ trong các văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận quyền con người trong đó có quyền nhân thân trong Hiến pháp 1992 - văn bản pháp lí có hiệu lực pháp lý cao nhất, cụ thể hóa trong Bộ luật Dân sự 2005 và hàng loạt các văn bản, nghị định hướng dẫn liên quan. Việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân thể hiện tầm quan trọng của việc bảo vệ các giá trị tinh thần liên quan tới con người trong xã hội.Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, các quyền nhân thân bao gồm 28 Điều luật: Quyền đối với tên, họ (Điều 26); quyền thay đổi tên họ (Điều 27); quyền xác định dân tộc (Điều 28); quyền được khai sinh (Điều 29); quyền được khai tử (Điều 30); quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31); quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32); quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35); quyền xác định lại giới tính (Điều 36; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37; quyền bí mật đời tư (Điều 38); quyền kết hôn (Điều 39); quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40); quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41); quyền ly hôn (Điều 42); quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43); quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi (Điều 44); quyền đối với quốc tịch (Điều 45); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47); quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 48); quyền lao động (Điều 49); quyền tự do kinh doanh (Điều 50); quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 51) Pháp luật dân sự có những quy định khá cụ thể và chi tiết về các quyền nhân thân của cá nhân. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi các quyền của cá nhân phải ngày càng được coi trọng hơn. Trong khi đó, pháp luật điều chỉnh các vấn đề về quyền nhân thân gặp phải những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng kịp thời được nhu cầu xã hội. Tình trạng quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm và không được bảo vệ thỏa đáng là đáng phổ biến và đang ngày một gia tăng. Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “ Quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự 2005” làm đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào những tri thức cơ bản về quyền nhân thân của cá nhân, từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về quyền nhân thân của cá nhân </p>
<p> Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh kh ...
<p> Hiện nay nước ta là một thành viên trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và TPP cho nên nghề tư vấn pháp luật là nghề có thể ...
<p> Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 có viết: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban ...
<p> Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của x ...
<p> Giao dịch bảo đam và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay