Trên cơ sở nguyên tắc độc lập, tự chủ của các cấp NSNN nói riêng và ba nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN nói chung trong Luật NSNN 2002, Nhà nước đã trao thẩm quyền quyết định những vấn đề ngân sách ở địa phương cho chính quyền địa phương. Theo đó, Nhà nước đảm bảo cho các cấp chính quyền địa phương_các cấp ngân sách có sự độc lập, tự chủ, chủ động ở một chừng mực nhất định trong quá trình thực hiện chức năng của mình nhằm tổ chức thực hiện và quản lý NSNN một cách có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương. Chính vì lí do đó, với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, HĐND đã được Nhà nước trao cho quyền quyết định các vấn đề quan trọng của ngân sách ở địa phương. Quyền quyết định về ngân sách ở địa phương của HĐND có cơ sở pháp lý tại Điều 120 Hiến pháp 1992, Luật Tổ thức HĐND và UBND năm 2003 và được quy định rõ nét nhất tại Điều 25 Luật NSNN năm 2002. Cụ thể: - Về việc lập dự toán ngân sách, căn cứ và nhiệm vụ thu, chi được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương mình quản lý, HĐND sẽ quyết định: dự toán NSNN trên địa bàn (bao gồm thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại), dự toán ngân sách ở địa phương (gồm các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, phần ngân sách địa phương được các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên) và dự toán chi ngân sách địa phương (bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới, chi tiết theo các lĩnh vực đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách). - Về việc phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, HĐND quyết định: tổng số chi và mức chi từng lĩnh vực; dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực; mức bổ sung cho ngân sách địa phương cấp dưới (gồm bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu). - HĐND còn có quyền phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định chủ chương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương và điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết. Riêng đối với HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn chung nêu trên, pháp luật ngân sách còn ấn định cho cơ quan này có quyền quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách địa phương; quyết định tỷ lệ phần trăm phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu quy định tại khoản 2, Điều 30 (về các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) của Luật NSNN 2002 và các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Ngoài ra, HĐND cấp tỉnh còn có quyền quyết định thu phí, lệ phí các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; quyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định của Chính phủ. Trong trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công tình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được HĐND cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì HĐND được phép quyết định huy động vốn, tuy nhiên phải đảm bảo sự cân đối ngân sách cấp tỉnh hành năm để chủ động trả nợ khi đến hạn và mức dư nợ từ nguồn vốn quy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh kh ...
Hiện nay nước ta là một thành viên trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và TPP cho nên nghề tư vấn pháp luật là nghề có thể ...
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 có viết: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban ...
Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của x ...
Giao dịch bảo đam và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay