Lúa là một trong những cây lương thực quan trọng của con người. Trên thế giới cây lúa được xếp vào vị trí thứ hai sau cây lúa mỳ về sản lượng và diện tích. Ở Châu Á lúa được coi là cây lương thực quan trọng nhất chiếm diện tích 135 triệu ha trong tổng số 148,4 triệu ha của toàn thế giới. Mặc dù sản lượng lúa gạo hàng năm đều tăng, tuy nhiên theo thông báo của FAO hiện có 39 nước đang thiếu lương thực trong đó có 25 nước ở Châu Phi. Trong các yếu tố khí hậu, đất đai, cỏ dại và dịch bệnh, hạn hán là một trong những yếu tố khốc liệt nhất ảnh hưởng lên năng suất cây trồng. Đặc biệt là đối với cây lúa một cây bán thuỷ sinh thì hạn hán là yếu tố chính làm giảm năng suất thậm chí làm mất mùa tuỳ vào cường độ cũng như thời gian tác động lên quá trình sinh trưởng và phát triển. Theo số liệu thống kê năm 2002 diện tích gieo trồng lúa hàng năm ở nước ta biến thiên từ 7,3-7,5 triệu ha trong đó 1,5-1,8 triệu ha đang bị thiếu nước và 1,5-2,0 triệu ha cần phải đầu tư để chống úng khi gặp mưa to và mưa tập trung. Điển hình cho hạn hán ở nước ta phải kể đến hai năm 1993 và 1998. Trong năm 1993 hạn hán kéo dài ở miền Trung và Nam bộ làm năng suất lúa giảm từ 4 tấn xuống 2 tấn/ ha. Năm 1998 do hạn nặng ở cả hai vụ (Xuân và Mùa) đã làm các tỉnh ở miền Trung như Nghệ An, Quảng Trị hầu như không được thu hoạch ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Vì vậy việc nghiên cứu tính chịu hạn và chọn tạo những giống lúa có khả năng chịu hạn đã trở thành một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng ở cả Việt Nam và trên thế giới. Các phương pháp tạo giống truyền thống trong một thời gian dài đã mang đến những giá trị nhất định trong thực tiễn sản xuất song còn nhiều hạn chế. Ngày nay việc sử dụng đột biến nhân tạo là một trong những phương pháp có giá trị trong chọn giống cây trồng, thuận lợi chủ yếu của phương pháp này là kiểu gen của giống ít bị thay đổi hơn so với việc lai tạo hai giống khác biệt mà vẫn có thể cải thiện được một số đặc tính và rút ngắn được thời gian chọn lọc. Trong số các tác nhân vật lý gây đột biến thì tia gamma được sử dụng nhiều trong nghiên cứu chọn giống với mục đích cải thiện các đặc tính nông học của cây trồng (Nguyễn Hữu Đống) [6]. Cùng với sự trợ giúp của chỉ thị phân tử (MAS-Marker Assisted Selecsion) liên kết chặt với các gen đặc hiệu đã cho phép các nhà chọn tạo giống phát hiện ra sự có mặt hay vắng mặt của các gen quan tâm mà không cần đánh giá kiểu hình, vì thế mà chọn tạo giống đã trở nên nhanh hơn và hiệu quả hơn. Ở lúa chỉ thị STS, SSR liên kết với tính trạng hình thái rễ đang được sử dụng để chọn dòng chịu hạn. Xuất phát từ những phân tích trên chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng bức xạ gamma và chỉ thị phân tử liên kết với tính chịu hạn để tạo giống lúa chịu hạn”. Với mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của phóng xạ lên khả năng nảy mầm, sự sinh trưởng và phát triển của cây mạ, đánh giá sự thay đổi trong hệ gen của các dòng chiếu xạ, bước đầu chọn lọc những dòng có thể mang tính chịu hạn phục vụ cho công tác chọn giống tiếp theo.
Nhu cầu trao đổi thông tin là nhu cầu thiết yếu trong xã hội hiện đại. Các hệ thống thông tin di động với khản năng ...
Nếu trước đây nước là nguồn tài nguyên dồi dào, vô tận thì bây giờ chắc có lẽ không thể nữa. Bởi tốc độ tăng trưởng ...
Đi cùng với việc nghiên cứu và sự phát triển của khoa học ngày nay đó là tính ứng dụng của nó vào thực tế. Có những n ...
Trong thời đại ngày nay “Môi trường và sự phát triển bền vững” là chiến lược được nhiều quốc gia và nhiều tổ chức qu ...
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế của nƣớc ta có những bƣớc phát triển mạnh mẽ và vững chắc,đời sống của ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay