Xã Trung Giã, qua các thời kỳ có nhiều thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính. Trước năm 1945 xã Trung Giã có tên là tổng Trung Giã thuộc phủ Đa Phúc, gồm các thôn, làng: An Lạc, làng Hào, Bình Kỳ, ấp Hội Đồng, làng Nỷ, xóm Cốc, xóm Trước, xóm Đo, xóm Sộp, Hạ Giã, Ninh Liệt, Xuân Sơn, Xuân Đồng, Cống Đá. Năm 1946, sau khi chính quyền về tay cách mạng, huyện Đa Phúc quyết định thành lập xã Bình An trên cơ sở tổng Trung Giã cũ tách ra ấp Hội Đồng, Xuân Đồng, Cống Đá. Cũng trong năm đó, huyện lại thành lập xã Vĩnh Phúc gồm 5 đơn vị hành chính: phố Nỷ, ấp Phúc Vinh, đồn Khố Xanh, ấp Hội Đồng, đầu cầu Đa Phúc. Tiếp đó thành lập xã Tân Đức gồm: ấp Trại Chùa, ấp Cà Phê, ấp Tân Phúc, ấp Bãi Đa. Năm 1947, huyện quyết định sát nhập 2 xã Vĩnh Phúc và Bình An thành xã Trung Giã. Thánh 8-1948, hai xã Trung Giã và Tân Đức sáp nhập, lấy tên là xã Hồng Kỳ. Tháng 10-1955, sau khi thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất, xã Hồng Kỳ được tách thành 2 xã Hồng Kỳ và Trung Giã. Trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính, “Trung Giã” là tên gọi được giữ nguyên từ đó đến nay. Đến năm 2004, xã Trung Giã có 10 thôn và khu dân cư: Bình An, Hòa Bình, An Lạc, Phong Mỹ, Thống Nhất, Trung Kiên, Xuân Sơn, Sông Công, thôn Đo và phố Nỷ. Toàn xã có 11.848 người, mật độ dân số 1550 người/km2, đa số là người Kinh, trong đó số người theo đạo thiên chúa là 230 người. Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ xã Trung Giã chính quyền nơi đây đã trải qua 17 lần bầu cử HĐND. Chính quyền địa phương đã không ngừng bổ xung hoàn thiện các ban ngành chuyên môn, đoàn thể, ban cán sự ở các đơn vị dân cư. Hiện nay xã có 40 cán bộ nhân viên, tám ban ngành, tám tổ chức và tám đơn vị tổ dân cư cùng ban cán sự điều hành. Mặc dù có sự phát triển mạnh mẽ của huyện Sóc Sơn nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung, một bộ phận dân cư đã chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp nhưng nghề nghiệp chủ yếu của dân cư nơi đây vẫn là làm ruộng và chăn nuôi. Trước những năm 1990 hoạt động này còn mang tính nhỏ lẻ theo hình thức hợp tác xã nông nghiệp tập chung. Sau những năm 1990 đã chuyển sang thành hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ, bắt đầu phát triển một cách mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực như: kinh tế- văn hóa- quốc phòng, an ninh.
LỜI MỞ ĐẦU Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển. Nền kinh tế đã có nhiều đổi thay đáng kể. Cùng với những chuyể ...
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn băn khoăn, lo lắng là: “Hoạt động kinh doanh c ...
LOẠI TRỪ toàn bộ GIÁ TRỊ GHI SỔ khoản đầu tư của công ty mẹ trong công ty con, phần tài sản thuần của công ty mẹ nắm ...
Đặc điểm: - Được ghi nhận khi tài sản được bán và được thuê lại bởi chính người bán (VAS 06.31) Mục đích của giao ...
Trong nền kinh tế thị trường đang diễn ra sôi động như hiện nay, muốn thích ứng và đứng vững được yêu cầu đề ra cho c ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay