Dẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam một cách có hiệu quả ra các thị trường chiến lược luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong những phương hướng quan trọng phục vụ sự phát triển kinh tế của đất nước. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định nhiệm vụ: “tăng nhanh xuất khẩu, nhập khẩu. Đẩy mạnh tự do hóa thương mại phù hợp các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia . khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI vừa qua tiếp tục nhấn mạnh: “đẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng mới, sản phẩm chế biến có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, giá trị gia tăng cao”. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn do chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu. Trong số các biện pháp bảo hộ được áp dụng phổ biến và hợp pháp trong thương mại quốc tế hiện nay, chống bán phá giá (chống BPG) là biện pháp bảo hộ được các nước nhập khẩu áp dụng nhiều nhất để bảo hộ ngành sản xuất trong nước của mình. Có thể thấy, để thực hiện tốt những nhiệm vụ mà các Văn kiện của Đảng đã đề ra, một vấn đề quan trọng là phải hiểu một cách thấu đáo về chính sách và Pháp luật về chống BPG của những thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng hóa Việt Nam, cụ thể là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU), cũng như luật lệ về chống BPG của WTO để có những biện pháp ứng phó phù hợp và hiệu quả, giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tránh được những thiệt hại vô lý do chính sách và pháp luật về chống BPG của các nước nhập khẩu gây ra. Dưới góc độ thực tiễn của Việt Nam, cùng với việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chúng ta phải đối mặt với ngày càng nhiều các vụ kiện chống BPG. Vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam gặp phải là vào năm 1994 và đến nay tổng số vụ kiện chống BPG mà Việt Nam có liên quan đã lên tới con số 36 tính đến tháng 12 năm 2010, trong đó có 15 vụ kiện tại thị trường Hoa Kỳ và EU. Một số hàng hóa xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như xe đạp, cá tra, cá basa, giầy dép, quần áo.những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, lại là những mặt hàng có nguy cơ bị kiện chống BPG cao, nhất là tại các thị trường Hoa Kỳ và EU. Có thể nói, cho đến nay thuế chống BPG đang là một trong những rào cản lớn nhất đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, kể cả khi đã gia nhập WTO. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa có đối sách hữu hiệu để ứng phó với các vụ kiện chống BPG. Doanh nghiệp Việt Nam thường ở vào thế thụ động, bất lợi trong các vụ kiện chống BPG. Mức thuế chống BPG đối với hàng hóa Việt Nam luôn ở mức cao, từ 70%-80%. Mỗi khi bị kiện, không những sản lượng của mặt hàng này bị suy giảm nghiêm trọng, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam điêu đứng mà hàng trăm ngàn công nhân cũng có nguy cơ bị mất việc làm. Về thực trạng pháp luật của Việt Nam, năm 2004, Pháp lệnh Chống bán phá giá đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XI ban hành để bảo vệ sản xuất trong nước trước luồng hàng hóa giá rẻ nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, Pháp lệnh chống BPG và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Vẫn có những bất cập nhất định trong các quy định của pháp luật và đặc biệt là trong thực tiễn áp dụng pháp luật về chống BPG của Việt Nam. Một minh chứng cụ thể là kể từ khi có Pháp lệnh Chống BPG đến nay vẫn chưa có một vụ kiện chống BPG nào được khởi kiện tại Việt Nam. Thêm vào đó, một trong những điểm bất cập và cũng là thách thức lớn đối với quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đó là sự thiếu hụt đội ngũ chuyên gia am tường về pháp luật thương mại quốc tế, trong đó có pháp luật về chống BPG của WTO cũng như các nước nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ và EU. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X tại Hội nghị lần thứ 4, năm 2007 đã chỉ rõ: “đặc biệt, chúng ta còn thiếu một đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo luật pháp quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh”. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho các doanh nghiệp Việt Nam thường rơi vào thế bất lợi trong các vụ kiện chống BPG. Tuy nhiên, đào tạo được đội ngũ chuyên gia giỏi không phải là công việc có thể làm trong một sớm một chiều. Công việc cần phải làm trước tiên là tiến hành nghiên cứu một cách thấu đáo luật lệ về chống BPG của WTO và của một số hệ thống pháp luật về chống BPG quốc gia lớn trên thế giới như Hoa Kỳ và EU để hình thành các tài liệu tham khảo đáng tin cậy phục vụ công tác đào tạo. Thực hiện chủ trương mà Đảng đề ra, xuất phát từ thực tiễn các vụ kiện chống BPG mà Việt Nam có liên quan và thực trạng pháp luật của Việt Nam cũng như nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.cho thấy tính cấp thiết cao, cả về lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài về Pháp luật về chống BPG trong thương mại quốc tế, đặc biệt là của WTO, Hoa Kỳ và EU. Về mặt lý luận, Pháp luật về chống BPG của WTO chi phối trực tiếp các quan hệ thương mại quốc tế, còn pháp luật về chống BPG của Hoa Kỳ và EU thường được coi là có ảnh hưởng lớn tới Pháp luật về chống BPG của các nước trên thế giới. Nghiên cứu sâu về Pháp luật về chống BPG của WTO sẽ giúp thấy được bức tranh tổng thể về Pháp luật về chống BPG toàn cầu. Trong khi đó nếu kết hợp với Pháp luật về chống BPG của Hoa Kỳ và EU sẽ giúp có được cái nhìn toàn diện hơn về nội dung hiện tại cũng như xu hướng phát triển của Pháp luật về chống BPG của các nền kinh tế lớn và qua đó là của thương mại quốc tế nói chung. Về mặt thực tiễn, đề tài cũng có tính cấp thiết cao. Qua việc nghiên cứu sâu Pháp luật về chống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EU, tác giả sẽ đưa ra được những khuyến nghị mang tính thực tế về việc cần phải chú trọng tới những yếu tố nào và cần phải làm gì để giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tránh được một cách tốt nhất nguy cơ bị áp thuế chống BPG khi xuất khẩu sang các nước thành viên WTO mà trực tiếp là hai thị trường Hoa Kỳ và EU. Việc nghiên cứu kỹ hệ thống luật lệ của WTO, Hoa Kỳ và EU về chống BPG cũng góp phần cung cấp kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống Pháp luật về chống BPG của Việt Nam hiện nay.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh kh ...
Hiện nay nước ta là một thành viên trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và TPP cho nên nghề tư vấn pháp luật là nghề có thể ...
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 có viết: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban ...
Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của x ...
Giao dịch bảo đam và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay