Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, nên phát triển nguồn nhân lực luôn được sự quan tâm chú ý trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta. Trước tiên để phát triển con người toàn diện thì cần phải có một sức khỏe tốt, nếu không có một thể lực mạnh khỏe thì khó có thể làm được việc gì. Hồ Chí Minh cũng đãn rất coi trọng sức khỏe con người, Người đã từng nói: “Mõi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Dân cường thì nước thịnh”. Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII cũng đã nêu: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của bản thân xã hội”. Sức khỏe là vốn quý có sức khỏe thì sẽ khỏe mạnh, làm giàu cho bản thân tạo ra nhiều của cải cho xã hội thúc đẩy đất nước phát triển. Vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân đang là mối quan tâm của xã hội hiện nay, toàn Đảng toàn dân ta luôn quan tâm chú ý đến vấn đề này và được thể hiện nhất quán trong nghị quyết Trung ương khóa VII là: “Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, trách nhiệm của Đảng, của chính quyền, ”. Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 có đưa ra mục tiêu chung là : Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ CSSKBĐ, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi. (12) Đặc biệt là việc quan tâm chăm sóc sức khỏe cho đối tượng người nghèo nói chung và người nghèo dân tộc thiểu số nói riêng, được thể hiện trong nhiều văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trong đó, đặc biệt quan trọng là các văn bản về đảm bảo quyền được khám chữa bệnh và tăng cường khả năng tiếp cận cũng như sử dụng dịch vụ y tế của mọi người dân thông qua các chính sách phát triển bảo hiểm y tế và củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Như: Quyết định 135/1998/QĐ - TTg năm 1998, được Thủ tướng Chính phủ ban hành và phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa. Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 186/2001/QĐ - TTg về chương trình phát triển kinh tế xã hội cho 6 tỉnh miền núi phía Bắc đặc biệt khó khăn, đó là: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La và Lai Châu.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam đồng ...
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giá ...
Bước sang thế kỉ XXI, trong xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ làm c ...
SV là tầng lớp xã hội trẻ tuổi đang trong quá trình học tập và rèn luyện, họ chưa có điều kiện và khả năng để có nhữ ...
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được chính thức đưa vào ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay