Trong những năm gần đây, ngành Thủy sản nước ngọt ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Sản phẩm thủy sản là nguồn thực phẩm thơm ngon giàu chất dinh dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng. Cá Chép là một trong những loài cá nuôi truyền thống, có lịch sử phát triển nuôi lâu đời nhất. Loài cá này đóng vai trò quan trọng trong nghề nuôi cá nước ta nói riêng và các nước nhiệt đới khác nói chung, mang lại thu nhập cao cho người nuôi. Cá Chép có lịch sử lâu đời và được nuôi rộng rãi như hiện nay là do chúng có rất nhiều ưu điểm: Chịu đựng được ngưỡng oxy thấp và ngưỡng chịu nhiệt rộng. Ăn được nhiều loại thức ăn – thức ăn tự nhiên, thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp. Chất lượng thịt cá Chép thơm ngon, bán được giá cao. Bên cạnh đó cá Chép còn có ý nghĩa tâm linh, được nuôi làm cảnh nhiều. Vì vậy các mô hình nuôi ngày càng được mở rộng, sản lượng cá tăng lên hàng năm. Tuy vậy, một hạn chế của ngành Nuôi trồng Thủy Sản nói chung và của nghề nuôi cá Chép nói riêng là vấn đề chất lượng con giống kém, tỷ lệ cá giống nhiễm các loại bệnh là khá cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi. Một trong những nguyên nhân đó là ở giai đoạn cá hương, cá giống thường gặp ngoại ký sinh trùng đơn bào và đa bào. Với khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa của nước ta là điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển. Các bệnh do chúng gây ra có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người, động vật và gây tổn thất to lớn đối với sản xuất nông ngư nghiệp. Chúng gây ra dịch bệnh làm cá sinh trưởng và phát triển kém hoặc chết nhiều gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi. Với cường độ nhiễm thấp, cá chậm lớn, chất lượng con giống kém. Nếu nhiễm với cường độ cao gây chết rải rác đến hàng loạt làm ảnh hưởng đến kinh tế của người nuôi. Tuy nhiên hiện nay việc xử lý đàn cá nhiễm bệnh đang gặp nhiều khó khăn. Thuốc, hóa chất sử dụng an toàn với môi trường sinh thái lại không hoặc kém tác dụng điều trị. Còn thuốc và hóa chất có hiệu quả điều trị bệnh lại có độ độc và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Vì vậy thử nghiệm các loại thuốc, hóa chất với nồng độ thích hợp để xử lý ký sinh trùng đang được các nhà bệnh học thủy sản quan tâm nghiên cứu để đạt hiệu quả điều trị cao nhất mà không độc hại và ảnh hưởng đến môi trường. Xuất phát từ thực tế trên, đồng thời góp phần tìm ra biện pháp xử lý hiệu quả nhất để khuyến cáo bà con nuôi thủy sản có biện pháp phòng và xử lý, hạn chế thiệt hại kinh tế do ngoại ký sinh trùng gây ra, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép ở giai đoạn cá hương và cá giống tại khu vực trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội”
NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ [BOD/COD] • Có trong nươc thải ở 2 dạng là hòa tan và lơ lửng, chất hữ ...
PHẦN MỞ ĐẦU Hồ tiêu không chỉ là loại hạt gia vị quen thuộc trong gia đình mà còn là loại cây công nghiệp mang lại ...
LỜI MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Từ đó con người không còn nhu cầ ...
TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài “Xác định thành phần môi trường nuôi cấy nấm mốc sinh tổng hợp enzyme pectinase” Pectin ...
Mở đầu -Cùng với tốc độ phát triển kinh tế theo hướng CNH và HĐH thì nghành công nghiệp thực phẩm đã và đang đóng va ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay