Đến nay đã có rất nhiều quan niệm về CNH. - Quan niệm đơn giản cho rằng CNH là quá trình phát triển công nghiệp. - Lại có quan điểm nhấn mạnh tính chất chính trị - xã hội của CNH. - UNIDO (United Nations Industrial Developmet Organisation) nêu quan niệm về CNH có tính chất dung hòa các quan điểm khác nhau, CNH gắn liền với nhiều mục tiêu cùng một lúc. Các quan điểm trên hoặc phiến diện một mặt nào đó của CNH, hoặc hiểu CNH quá rộng dường như bao gồm tất cả những gì do nó sinh ra. Ở nước ta, cũng có những cách hiểu tương tự. Chẳng hạn, trong các thống kê, cũng như trong một số văn kiên gần đây, CNH như bao gồm cả các ngành khai thác tài nguyên như: dầu khí, than đá và các ngành xây dựng. Chúng được thống kê gộp chung với các ngành chế biến và chế tạo. Nếu CNH được hiểu theo nghĩa như vậy và việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế của một nước theo hướng mà nội dung chỉ là tăng tỉ trọng của các ngành khai thác tài nguyên, thì nước này vẫn trong tình trạng sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu. Hơn nữa, thống kê như vậy sẽ gây khó khăn cho việc so sánh tình độ CNH ở nước ta với các nước khác. Trước tình hình đó, đề tài nêu hai phương pháp tiếp cận: 1) Về logic, CNH là một phạm trù kinh tế phản ánh giai đoạn phát triển của sản xuất xã hội, gắn với giai đoạn lịch sử mà nó tiến hành. Vì thế, không nên hiểu nó như một định nghĩa của khoa học tự nhiên có tính bất di bất dịch. 2) Về lịch sử, đến nay đã có những nước trên thế giới tiến hành CNH, một số nước đã thành công và đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế hiện đại. Song, vẫn còn nhiều nước đi sau đang trong giai đoạn chưa CNH như Việt Nam. Vì thế, không nên tiếp cận CNH theo cách hiểu truyền thống, mà phải có một quan điểm mới. Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 7 khóa VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: CNH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp và khai thác tài nguyên là chủ yếu sang công nghiệp đóng vai trò là chủ đạo, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai ngày càng gia tăn ...
1. Lý do chọn chuyên đề (Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu) Hậu Giang chưa thật sự có những sản phẩm Du lịch đặc trưng mang bản sắc riêng của mình, chất lượng ...
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ước lượng và dự đoán cầu về các mặt hàng tiêu dùng đã được tiến hành rất phổ biến và là một trong những hoạt động quan ...
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, thì phát triển kinh tế có vai rò rất quan trọng; trong việc thực hiện kinh doanh, buôn bán, sản ...
Quảng cáo được tạo trong chiến dịch chỉ tạo cuộc gọi điện thoại được tinh chỉnh để chỉ hiển thị trên các thiết bị di động có khả năng thực hiện cuộc gọi. Nhấp ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay