Theo Lê Quang Trí (1996), bản đồ đất là một bản đồ chỉ cho thấy sự phân bố các loại đất hoặc các đơn vị bản đồ đất liên quan đến những đặc tính môi trường tự nhiên và nhân tạo chính yếu của bề mặt trái đất. Những đơn vị đất đo được chỉ ra cho thấy một cách riêng biệt hoặc kết hợp với nhau và được đặt tên theo đơn vị phân loại đất. Định nghĩa trên bao gồm một bản đồ đất phải chỉ cho thấy được những đặc tính riêng biệt của đất như: sa cấu, độ dốc, độ sâu, màu sắc, hoặc những tính chất chung được kết hợp với nhau từ hai hay nhiều yếu tố. Ngoài ra, bản đồ đất còn chỉ cho thấy những chất lượng của đất như: độ phì nhiêu, khả năng xói mòn hoặc cho thấy những tính chất về nguồn gốc phát sinh riêng biệt hoặc kết hợp của chúng. Bản đồ đất với nhiều đặc tính đất khác nhau được xây dựng dựa trên sự quan sát trực tiếp ngoài đồng kết hợp với phòng phân tích thông qua sự chọn lọc và tổng quát hóa nó ra thành riêng biệt hoặc kết hợp từng đặc tính với nhau, đồng thời xác định tên của từng loại đất hay đơn vị đất theo hệ thống phân loại mô tả đã chọn trước. Ngoài ra, từ bản đồ đất ta có thể xây dựng lên thành nhiều bản đồ đơn tính đơn giản để mô tả cho thấy những tính chất đất riêng biệt cần thiết thí dụ như: khả năng xói mòn, tiềm năng tưới tiêu, sự biến động của tầng phèn và tầng sinh phèn trên đất phèn Một bản đồ đất có độ chính xác cao sẽ được sử dụng lâu dài theo thời gian mặc dù có một số thay đổi nhỏ trong canh tác nông nghiệp. Ngược lại, bản đồ đất có độ chính xác thấp hay bản đồ có tỷ lệ quá nhỏ so với điều kiện nghiên cứu có thể chính xác thì bất cứ một sự thay đổi nào trong việc phát triển nông nghiệp đều đưa đến sự thay đổi một số đặc tính của đất do đó cần thiết phải điều tra dã ngoại trở lại. Bản đồ đất được sử dụng một cách có hiệu quả khi trên bản đồ có chú dẫn rõ ràng và có thể biểu thị một số tính chất quan trọng của đất, đồng thời kèm theo đó phải có tập thuyết minh về bản đồ đất, bên trong mô tả chi tiết các tính chất của đất đồng thời cũng cho thấy rõ sự phân bố theo quy luật của đất, các yếu tố môi trường ảnh hưởng lên trên các loại đất khác nhau và đề xuất hướng sử dụng đất theo các mức độ từ loại đất tốt nhất đến loại đất xấu nhất. Theo Hoàng Văn Mùa (2007), bản đồ đất là một loại bản đồ chuyên đề. Bản đồ đất thể hiện sự phân bố theo không gian các loại đất có trong một vùng lãnh thổ hay một đơn vị hành chính (Xã, Huyện, Tỉnh, Vùng, Quốc gia, Châu lục, Thế giới). Bản đồ đất được xây dựng trên bản đồ địa hình thường gọi là bản đồ nền ở các tỷ lệ khác nhau từ kết quả điều tra, nghiên cứu phân loại đất. Bản đồ đất là tài liệu cơ bản quan trọng, là căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Đánh giá đất, phân hạng đất, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thiết kế nông nghiệp, lâm nghiệp đều phải dựa vào cơ sở bản đồ đất.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam đồng ...
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giá ...
Bước sang thế kỉ XXI, trong xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ làm c ...
SV là tầng lớp xã hội trẻ tuổi đang trong quá trình học tập và rèn luyện, họ chưa có điều kiện và khả năng để có nhữ ...
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được chính thức đưa vào ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay