Khu vực kinh tế quốc doanh đang tồn tại 3 mâu thuẫn lớn, rất gay gắt hiện đòi hỏi phải giải quyết: Một là, mâu thuẫn giữa việc phải mở rộng hơn nữa quyền tự chủ sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp với việc đến nay vẫn chưa xác định được "ông chủ" đích thực, cụ thể của DNNN là ai. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp lợi dụng tình trạng "vô chủ" và quyền hạn , trách nhiệm không rõ ràng để đục khoét của Nhà nước (tham nhũng, nhậu nhẹt, biếu xén) Hai là, mâu thuẫn giữa việc nhà nước đang thiếu vốn nghiêm trọng với việc các DNNN chỉ trông chờ vào vốn cấp phát từ ngân sách nhà nước, trong khi đó vốn trong khu vực kinh tế quốc doanh thì ứ đọng rất lớn, sử dụng vô cùng lãng phí, hiệu quả thấp và để thất thoát vốn rất nghiêm trọng. Ba là, mâu thuẫn giữa vai trò chủ đạo và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước với việc làm ăn kém hiệu quả và chứa đựng nhiều tiêu cực. Xí nghiệp Bánh mứt kẹo là một doanh nghiệp Nhà nước, cho nên những mâu thuẫn trên là vấn đề cấp bách cần phải giải quyết. Chỉ có cổ phần hoá mới giải quyết được những mâu thuẫn trên, tăng lợi nhuận. Đưa xí nghiệp phát triển theo đúng hướng đã đề ra, đủ sức cạnh tranh trên thương trường. Cổ phần hoá (corporatization): định nghiã của Hoàng Công Thi +Về nội dung: là chuyển sở hữu tài sản và lĩnh vực lâu nay Nhà nước nắm giữ vào tay các thành phần kinh tế, trong đó có thành phần tư nhân và thành phần quốc doanh. +Về phương pháp: là bán toàn bộ hoặc bán một phần doanh nghiệp cho các tư nhân, nhưng không cho không. Thực chất cổ phần hoá các DNNN là chuyển quyền sở hữu tài sản và lĩnh vực hoạt động của nhà nước thành sở hữu của các cổ đông, thuộc các thành phần kinh tế. Nói cách khác, cổ phần hoá các DNNN chính là đa dạng hoá quyền sở hữu DNNN. Kết quả của việc đa dạng hoá quyền sở hữu bao giờ cũng làm cho hoạt động sản xuất-kinh doanh của DN có hiệu quả hơn, khắc phục tình trạng kém hiệu quả và chứa đựng nhiều tiêu cựu của khu vực kinh tế quốc doanh hiện nay. Những mục tiêu mà xí nghiệp cần đạt được khi tiến hành công tác cổ phần hoá. Mục tiêu 1: Chuyển một phần quyền sở hữu của Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông, tuỳ theo vai trò, tính chất quan trọng của xí nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Mục tiêu 2: Phải huy động được một khối lượng vốn nhất định ở trong nước và ngoài nước để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Bán cổ phiếu cho các cá nhân, tổ chức, công nhân viên của xí nghiệp, và ngay cả nhân dân Mục tiêu 3: Tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ xí nghiệp. Như vậy, họ có thể tự quản lý tài sản của họ, không cho phép bất cứ ai lạm dụng tài sản của họ, họ tự giác tiết kiệm, làm việc hăng say mà không bị một sức ép nào Ngoài ra, xí nghiệp còn phải kết hợp với những mục tiêu phụ như: -Thu hồi vốn cho ngân sách nhà nước để tái đầu tư cho các lĩnh vực cần thiết. -Xoá bỏ triệt để bao cấp của nhà nước đối với xí nghiệp. -Tạo tiền đề để thành lập và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Bước sang thế kỷ XXI, thế giới phải đối diện với nhiều thách thức hơn, các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hộ ...
Tập hợp các yếu tố (tài sản) • Gia tăng/giảm giá trị • Gắn với một thương hiệu • Khác biệt với các TH khác • Có t ...
“Sống là cống hiện, là xây đắp xã hội thêm đẹp tươi”. Là những người có ước vọng cầu tiến, dũng cảm vươn mình tiến bư ...
1. Tên - Tên tiếng Việt: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP - Tên tiếng Anh: Vietnam Airlines JSC - Tên viế ...
Trong quá trình phát triển và cạnh tranh gay gắt hiện nay, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được coi trọng ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay