Tỉnh Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo thuộc vùng Bắc Trung bộ, phía đông giáp biển đông, phía Tây giáp Lào, phía Bắc giáp Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình. Diện tích tự nhiên 6.044 km2, dân số 1,3 triệu người. Cơ cấu hành chính gồm 9 huyện và 2 thị xã bao gồm các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, hai thị xã là thị xã Hà tĩnh và Hồng Lĩnh. Trong đó thị xã Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh. Hà Tĩnh nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (gió Lào), kinh tế kém phát triển, thu nhập kinh tế quốc dân chủ yếu là nông nghiệp. Trong nhiều năm qua được sự giúp đỡ của Trung ương cùng với nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong tỉnh, nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp, mức sống của nhân dân tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều khó khăn. Thị xã Hà Tĩnh là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Hà tĩnh nằm trong hệ thống đô thị theo chiến lược “Đô thị hoá và phát triển đô thị quốc gia” của cả nước và vùng Bắc Trung bộ. Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội và khoa học- kỹ thuật của tỉnh Hà Tĩnh; thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Tĩnh, hướng phát triển chính về hướng Đông tiếp giáp mỏ sắt Thạch Khê. Tương lai sẽ phát triển các khu đô thị mới, các vùng phụ cận mỏ sắt Thạch Khê, các khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thuỷ sản theo các triền sông bao quanh Thị xã. Nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh trong khu vực, Thị xã Hà Tĩnh nối kết với thành phố Vinh, khu đô thị Nam Hà tĩnh, khu công nghiệp khai thác mỏ sắt Thạch Khê, khu kinh tế đường 8 - cửa khẩu Cầu Treo sẽ phát triển thành một chuỗi đô thị có động lực và khả năng phát triển kinh tế cao để tạo thế hài hoà trong chiến lược phát triển các vùng lãnh thổ của cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam. Trên trục hành lang quốc lộ I và ven biển Hà tĩnh sẽ hình thành 3 cụm đô thị: Đô thị Hà Tĩnh, đô thị Kỳ Anh, đô thị Hồng Lĩnh – Nghi xuân, trong đó Hà Tĩnh là đô thị trung tâm, có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và quá trình phát triển đô thị của tỉnh Hà Tĩnh.
Từ sau ngày giải phóng, để tạo dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thì nước ta đã tiến hành ...
1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển, đô thị hoá tăng nhanh dẫn đến sự ph ...
MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, khi nước ta bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, diện mạo đất nước không ngừng đổi mới, ...
Việc tích hợp các phương tiện giao thông trong một mạng lưới thống nhất nhằm làm tăng mức độhấp dẫn của dịch vụ giao ...
PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA QUY HOẠCH Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay