Hiện nay trên thế giới, nghề nuôi tôm là một trong những nghề nuôi phát triển nhất. Các quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm nuôi gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, , nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, .,hạn chế sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển. Ở Việt Nam, tiềm năng nuôi tôm là rất lớn. Nước ta có 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông gạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển là những nơi rất thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản lợ mặn. Hiện nay, nuôi Tôm Sú ở Đồng Bằng Sông Cửu Long dẫn đầu về sản lượng tôm nuôi . Theo thống kê của bộ thủy sản, năm 1990, ở Việt Nam có 187.000 ha mặt nước nuôi tôm, sản lượng đạt được 31.000 tấn. đến năm 1995, diện tích mặt nước nuôi tôm đã tăng lên 260.000 ha và đạt sản lượng 52000 tấn Con giống tự nhiên đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu của người nuôi nữa và hàng loạt các trại sản xuất giống được thành lập. Theo thống kê hàng năm các trại trong nước cung cấp khoảng 15-17 tỷ PL15, riêng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có 1546 trại, sản xuất khoảng 8,5 tỷ tôm giống. Dự kiến đến năm 2010 nhu cầu của người nuôi là 25 tỷ PL. . Mặt khác do việc nuôi tôm ven biển phát triển một cách ào ạt không có quy hoạch, nuôi với mật độ cao, con giống kém chất lượng đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng làm cho tôm chết ở nhiều nơi (TRÀ VINH, BẠC LIÊU, CÀ MAU ) gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của tôm Thẻ Chân Trắng là đối tượng nuôi mới vốn ít bệnh, thời gian nuôi ngắn, giá thành rẻ hơn làm cho nghề nuôi tôm sú đứng trước nguy cơ sụp đổ. Do đó, việc sản xuất ra con giống sạch bệnh, chất lượng cao và đáp ứng đủ nhu cầu người nuôi là một yêu cầu cấp bách và cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu trên, trường Đại Học Cần Thơ đã tiến hành chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống Tôm Càng Xanh và Tôm Sú cho nhiều địa phương và tổ chức “thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ” cho sinh viên của trường nhằm trang bị những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực tiễn về quy trình sản xuất giống tôm. Đồng thời kết hợp với các chuyến tham quan thực tế các địa phương lân cận thành phố cần thơ để nâng cao hiểu biết, nắm bắt được tình hình nuôi và sản xuất giống của vùng. Từ đó mà có định hướng nghề phù hợp. Qua chuyến thực tập vừa qua được sự chỉ dẫn tận tình của quý thầy cô đã giúp em hoàn thành chuyến đi thực tập và làm chuyên đề này. Do đây là lần đầu tiên tiếp cận với thực tiễn sản xuất giống, kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của quý thầy cô và các bạn để báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2011 t ...
Với diện tích đất nông nghiệp 433.45 ha (tính năm 2010), trong đó diện tích trồng hoa 10 ha, Phú Mậu được xem là một ...
Trong thời gian thực tập tại phòng Nông nghiệp UBND huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An tôi đã chọn đề tài "Đánh giá hiệu q ...
Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên ban tặng cho con người, là tài nguyên quý giá của mọi quốc gia, là điều kiện tiê ...
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là ngành sản xuất vật chất cơ bản của đời sống xã hội, đem lại ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay