<p> Trong hầu hết các quốc gia trên thế giới từ những nước đang phát triển đến các nước phát triển, doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chiếm đại bộ phận trong tổng số các doanh nghiệp trên cả nước. Các doanh nghiệp này đã và đang tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần Những doanh nghiệp này đóng một vai trò quan trọng trong việc khai thác các tiềm năng của đất nước, tạo ra nhiều việc làm trong xã hội, cung cấp nhiều sản phẩm hàng hóa, đóng góp một phần nhất định vào tỷ trọng GDP của cả nước cũng như thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung. Chính vì vậy, sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ và định hướng sự phát triển của các doanh nghiệp này. Có thể nói, hiện nay sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chịu tác động rất lớn từ các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách định hướng sự phát triển kinh tế của Chính phủ. Trong các chính sách điều tiết nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chính sách tài chính, tiền tệ là một trong những công cụ quan trọng thường được Chính phủ sử dụng. Bản chất của các chính sách này là việc Chính phủ sử dụng các công cụ tài chính và công cụ tiền tệ để khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư từ các tầng lớp dân cư và các tổ chức xã hội trong xã hội nhằm tạo ra của cải ng ày càng nhiều cho xã hội. Cụ thể, thông qua 2 công cụ chủ yếu và thường được sử dụng là chính sách thuế và chính sách tín dụng, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao hiều quả hoạt động và năng lực cạnh tranh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước </p>
<p> Trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ, việc đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị trở thành thách thức đáng kể đổi với phần lớn các ...
<p> 1. Thị trường nước giải khát Thị trường nước giải khát tại Việt Nam có tốc độ phát triển khá nhanh trong những năm g ...
<p> Tóm tắt nghiên cứu • Kết quả khảo sát 200 người có nấu ăn và quyết định chính nhãn hiệu dầu ăn cho thấy: Neptune và ...
<p> Tăng trưởng GDP: Mặc dù trong năm qua kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức từ trong và ngoài nước, ...
<p> Thị trường đồ uống toàn cầu luôn duy trì sự phát triển tích cực và có nhiều tiềm năng chưa được khai thác hiệu quả. ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay