I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Mở rộng cho vay, tăng dư nợ lành mạnh và nâng cao thu nhập ngân hàng luôn là một trong những mục tiêu dài hạn của một ngân hàng thương mại (NHTM). Để thực hiện điều đó, các ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp, nhằm vào nhiều nhóm khách hàng. Sự ra đời và phát triển của các Tổng Công ty Nhà nước theo các Quyết định 90/TTg và 91/TTg ngày 07/4/1994 ở nước ta cũng đã được các NHTM tập trung khai thác nhằm vào mục tiêu trên. Là những doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn, hoạt động theo mô hình mới, các Tổng Công ty Nhà nước có những lợi thế căn bản với tư cách là khách hàng của một ngân hàng. Mở rộng cho vay các Tổng Công ty Nhà nước không chỉ có ý nghĩa với việc kinh doanh của ngân hàng, nó còn giúp các Tổng Công ty mau chóng ổn định, phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế chung. Tuy vậy, điều này hoàn toàn không đơn giản, bởi ngân hàng phải kết hợp giữa mở rộng với nâng cao hiệu quả cho vay trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hơn nữa, các Tổng Công ty Nhà nước được thành lập hướng tới mô hình tập đoàn kinh tế ở nước ta trong những điều kiện riêng và có những đặc điểm riêng, do đó để mở rộng cho vay các Tổng Công ty cần phải có những giải pháp phù hợp. Qua thời gian thực tập tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam, thực hiện kết hợp lý thuyết với thực tiễn, em chọn đề tài “Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các Tổng Công Ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam” làm đề tài Khoá luận Tốt nghiệp của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU KHÓA LUẬN. Khoá luận đi từ những nội dung mang tính lý luận trong hoạt động cho vay đối với các Tổng Công ty Nhà nước của một NHTM, tới các vấn đề thực tiễn trong hoạt động này đối với Sở giao dịch I từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các Tổng Công ty Nhà nước tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay các Tổng Công ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào những vấn đề liên quan tới hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các Tổng Công ty Nhà nước, những vấn đề trong việc thực hiện cơ chế chính sách đối với hoạt động cho vay các Tổng Công ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam, thời gian từ năm 1999 đến 2001 và 6 tháng đầu năm 2002. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sự, phương pháp hệ thống, so sánh - thống kê, phân tích kinh tế để nghiên cứu các vấn đề đã nêu ra. V. KẾT CẤU KHÓA LUẬN. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại và nhu cầu vay vốn của các Tổng Công ty Nhà nước ở Việt Nam. Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay các Tổng Công Ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Chương III: Giải pháp nhằm mở rộng cho vay các Tổng Công Ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới , để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng, các ngân ...
Hedge Fund đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1949 tại Mỹ. Một trong những người được coi là “ông tổ” của loại quỹ này ...
Theo đề án cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 10/2001, các NHTM CP sẽ tập trung ...
Cách thức kết hợp cả ba quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định chính sách cổ tức và đặt chúng một cách ...
Một thị trường được coi là hiệu quả khi nó đảm nhiệm được chức năng của nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, tức là nó sử ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay