“Thế giới này, ta không tưởng tượng được nếu không có quảng cáo.”, nhà xã hội học người Pháp Edge Morin đã phải thốt lên như vậy trong một bài viết của ông về quảng cáo. Thật vậy, quảng cáo là một hoạt động tất yếu của mọi nền kinh tế, nhất là trong nền kinh tế thị trường đa dạng và phong phú các chủng loại hàng hoá như ngày nay. Mục tiêu hàng đầu của quảng cáo là mang tính thương mại, có thể nói quảng cáo là một ngành kinh tế dịch vụ xúc tiến hỗ trợ hoạt động bán hàng, phân phối sản phẩm. Chính sách mở cửa và phát triển nền kinh tế thị trường do Đảng và nhà nước chủ trương theo nghị quyết của Đại hội VI đã đem đến cho thị trường hàng hoá dịch vụ ở Việt Nam một khối lượng hàng hoá khổng lồ. Dù là sản phẩm trong nước, sản phẩm liên doanh với nước ngoài hay sản phẩm của nước ngoài tiêu thụ tại Việt Nam đều cần đến "chiếc cầu nối" quảng cáo mới có thể đến được tay người tiêu dùng một cách kịp thời nhanh chóng. “Quảng cáo là một loại thông tin phải trả tiền, có tính đơn phương, không dành cho riêng ai, có vận dụng mọi biện pháp và mọi phương tiện đại chúng nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một xí nghiệp, một mục đích, một ứng cử viên, một tổ chức nào đó. được nêu danh trong quảng cáo" (1). Như vậy đối tượng quảng cáo là đông đảo quần chúng nhân dân bao gồm những người tiêu dùng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, mọi cơ quan tổ chức chính phủ, phi chính phủ, nhà sản xuất kinh doanh, những người trực tiếp làm công tác quảng cáo, và các ngành khác có liên quan. Một sản phẩm dù giá trị rất nhỏ hoặc không mấy thiết yếu, muốn được tiêu thụ rộng rãi trong quần chúng thì dưới hình thức này hay hình thức khác đều sử dụng quảng cáo, huống chi là những sản phẩm vốn là nhu cầu thiết yếu lại trong một môi trường có tính cạnh tranh cao như sản phẩm mô tô xe máy? Từ lâu xe máy đã trở thành một “người bạn” không thể thiếu được của mỗi gia đình người dân Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn, bởi nó phục vụ một cách tích cực nhu cầu đi lại của con người. Từ khi các hãng xe máy đua nhau chạy vào hòng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam thì mặt hàng xe máy đã được biết đến như một mặt hàng rất phổ biến, không mấy ai không biết, nó vừa là mặt hàng cao cấp mà lại cũng rất bình dân. Chính từ những nhận thức trên đây đã thôi thúc tác giả chọn đề tài: “HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LÝ HỒNG KING VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢNG CÁO CHO SẢN PHẨM XE MÁY MANG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Tác giả mong muốn được góp thêm một tiếng nói nhằm khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động quảng cáo đối với các sản phẩm nói chung và sản phẩm xe máy nói riêng. Khoá luận bao gồm các ý chính sau: - Một số vấn đề lý luận về quảng cáo và vai trò của nó trong kinh doanh - Thị trường xe máy Việt Nam giai đoạn 1997-2002 - Tình hình hoạt động quảng cáo của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Lý Hồng Kinh - Xây dựng chiến lược quảng cáo cho sản phẩm xe máy mang thương hiệu Việt Nam.
Bước sang thế kỷ XXI, thế giới phải đối diện với nhiều thách thức hơn, các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hộ ...
Tập hợp các yếu tố (tài sản) • Gia tăng/giảm giá trị • Gắn với một thương hiệu • Khác biệt với các TH khác • Có t ...
“Sống là cống hiện, là xây đắp xã hội thêm đẹp tươi”. Là những người có ước vọng cầu tiến, dũng cảm vươn mình tiến bư ...
1. Tên - Tên tiếng Việt: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP - Tên tiếng Anh: Vietnam Airlines JSC - Tên viế ...
Trong quá trình phát triển và cạnh tranh gay gắt hiện nay, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được coi trọng ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay