<p> Từ ngàn xưa đến nay, cuộc đời bình thường của mỗi một con người đều phải trải qua bốn giai đoạn mặc định của tạo hóa, đó là chu trình sinh – lão – bệnh – tử. Để khắc phục phần nào của bệnh tật, bảo toàn mạng sống trước ngưỡng cửa cái chết và kéo dài tuổi thọ, loài người đã không ngừng cố gắng tìm mọi cách can thiệp vào chu trình sống mặc định ấy. Từ những kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian, loài người đã sử dụng nhiều loại thuốc, từ dạng sơ chế đến tinh chế, cô đặc, hoặc trích xuất từ các loại thảo dược có sẳn trong tự nhiên để điều trị bệnh. Ngày nay xu hướng sử dụng các thảo dược thiên nhiên để trị bệnh đã trở nên phổ biến, việc tìm kiếm những khả năng chữa trị từ các loại thảo dược đã được tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, .Trong đó, nấm Linh chi là đối tượng nghiên cứu của nhiều quốc gia. Đặc biệt là các nước vùng Châu Á, vì nó có nhiều tiềm năng về nguồn dược liệu. Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời, đồng thời đây là chiếc nôi của các bài thuốc cổ truyền nổi tiếng trên thế giới. Ở Trung Quốc, Ganoderma lucidum đã được nghiên cứu rất nhiều và sử dụng như là thảo dược quý để trị bệnh và có tác dụng bổ dưỡng, điều hoà huyết áp, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, Tác dụng của Linh chi đã được khẳng định và xếp vào hàng “thượng dược” trị được bách bệnh. Những nghiên cứu gần đây cho thấy Linh chi còn có khả năng giải độc chì, điều hòa huyết áp, làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu .[11, 14] Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu sử dụng nấm Linh chi làm thuốc chữa bệnh ở trong nước cũng như xuất khẩu ngày càng tăng. Nhiều cơ sở đã tiến hành nghiên cứu nuôi trồng, chế biến và thăm dò các hoạt chất sinh học có trong nấm Linh chi. Các thành phần hóa học có trong nấm Linh chi rất phong phú bao gồm các nhóm: acid béo, steroid, alcaloid, protein, polysaccharide [22]. Trong đó thành phần có tác dụng dược lý quý báu, đặc trưng cho nấm Linh chi phần lớn thuộc nhóm triterpenoid [10]. Sản lượng Linh chi Ganoderma vào năm 2003 ở Trung Quốc là 50.000 tấn. Riêng sản lượng Linh chi tại Việt Nam do Trung tâm nấm Dược sản suất khoảng hơn 2 22 tấn/năm, chiếm tới 99% tổng sản lượng cả nước [12]. Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa và nguồn nguyên liệu cellulose dồi dào, đã tạo điều kiện cho nghề trồng nấm không ngừng phát triển. Hiện nay cả nước có 32/61 tỉnh thành đã có cơ sở nuôi trồng nấm dược liệu (tháng 12/2001) [2]. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Bộ môn Công Nghệ Sinh học trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và dưới sự hướng dẫn của ThS.Cổ Đức Trọng, bước đầu chúng tôi thực hiện đề tài: ”Khảo sát sinh trƣởng nấm Linh chi đen (Amauroderma subresinosum, Corner) phát hiện tại vùng núi Chứa Chan - Việt Nam”. Thực hiện điều này sẽ bảo tồn nguồn gen bản địa và phục vụ nguồn gen cho các nghiên cứu sâu hơn về sau. </p>
<p> NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ [BOD/COD] • Có trong nươc thải ở 2 dạng là hòa tan và lơ lửng, chất hữ ...
<p> PHẦN MỞ ĐẦU Hồ tiêu không chỉ là loại hạt gia vị quen thuộc trong gia đình mà còn là loại cây công nghiệp mang lại ...
<p> LỜI MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Từ đó con người không còn nhu cầ ...
<p> TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài “Xác định thành phần môi trường nuôi cấy nấm mốc sinh tổng hợp enzyme pectinase” Pectin ...
<p> Mở đầu -Cùng với tốc độ phát triển kinh tế theo hướng CNH và HĐH thì nghành công nghiệp thực phẩm đã và đang đóng va ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay