Qua hơn mười năm thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội,. . .và nhờ đó mà Đảng và Nhà nước ta đã làm tăng thêm lòng tin của nhân dân đồng thời tạo được uy tín rộng lớn với quốc tế. Hơn nữa, trong khu vực, xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác đang tiếp tục phát triển. Trên thế giới, xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá về kinh tế ngày càng mạnh và trở thành tất yếu. Đây là cơ hội lớn cho nước ta tranh thủ để thu hút mạnh hơn các nguồn lực bên ngoài so với những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, nền kinh tế của chúng ta hiện nay đang đứng trước rất nhiều thách thức to lớn như sự yếu kém bên trong của nền kinh tế mà chúng ta chưa khắc phục được, những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực tuy không như trước đây nhưng vẫn chưa bị triệt tiêu hoàn toàn. Nguy cơ tụt hậu hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thách thức to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của ta quá thấp và lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Để vượt qua những thử thách này đồng thời tân dụng nhữg cơ hội mới, nền kinh tế nước ta cần thu hút được mọi nguồn đầu tư có thể từ cả trong nước lẫn nước ngoài nhằm thông qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế. Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90, Nhà nước ta đã quan tâm đến việc nghiên cứu và ứng dụng mô hình Khu chế xuất, khu công nghiệp tại nhiều địa phương. Hoạt động của các Khu công nghiệp, Khu chế xuất của nước ta trong những năm qua đã có bước phát triển tương đối tốt, tuy nhiên vẫn tồn tại một số vấn đề khó khăn, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu để đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm khai thác nhiều hơn tiềm năng của các Khu công nghiệp, Khu chế xuất. Trong thời gian gần đây, đã có nhiều đề tài tiến hành nghiên cứu về vấn đề này và đã đưa ra những giải pháp để từng bước tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư cũng như hỗ trợ cho các cơ quan quản lý Khu công nghiệp Khu chế xuất. Tuy vậy, những thách thức to lớn trên buộc Việt Nam phải nghiên cứu và cân nhắc lại chính sách thu hút đâù tư của Nhà nước, kịp thời đưa ra một số giải pháp để đảm bảo sự hấp dẫn đối với những nhà đầu tư. Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài "Một số giải pháp để xây dựng và phát triển Khu công nghiệp và Khu chế xuất ở Việt Nam đến năm 2010" làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình với mục đích nâng cao sự hiểu biết về một vấn đề mà mình tâm đắc, đồng thời em cũng mong có thể đóng góp một số kiến nghị nhằm xây dựng thành công các Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, khoá luận này được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về Khu công nghiệp, Khu chế xuất Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp, và Khu chế xuất ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của các Khu công nghiệp và Khu chế xuất
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tận dụng để đẩy nhanh tốc ...
I. BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - tiền ...
1. Khái niệm về toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh ...
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt IMF). Thành viên: 188 quốc gia. Trụ sở chính: Washington ...
ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được thị trường ư ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay