Dị vật đường ăn là một tai nạn rất thường gặp trong lĩnh vực Tai Mũi Họng. Dị vật đường ăn bao gồm dị vật họng và dị vật thực quản. Dị vật họng thường xảy ra trong sinh hoạt vì đường vào là đường miệng. Đa số là những vật nhỏ và nhọn: mảnh xương, vảy cá, đầu tăm, mảnh thuỷ tinh xảy ra do nuốt phải và cắm lại ở họng. Dị vật thực quản ở sâu trong cổ, trong ngực và thường phức tạp hơn về mặt định bệnh, xử trí và đặc biệt có nhiều nguy hiểm trong diễn biến của tai nạn dị vật đường ăn [19], [24], [26]. Ở Mỹ cứ trên 1.000.000 người dân có 120 trường hợp mắc bệnh lý hóc dị vật đường ăn và có khoảng 1500 trường hợp tử vong mỗi năm trên toàn nước Mỹ [30]. Trong nước tại viện Tai Mũi Họng Trung ương, từ năm 1981 đến năm 1985 có 509 trường hợp dị vật đường ăn [22], tại Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh từ 1991 đến 1997 có 3249 trường hợp dị vật đường ăn đến khám và điều trị [25]. Tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Việt nam - Cu Ba trung bình mỗi ngày tiếp nhận 5 - 6 trường hợp dị vật đường ăn và trong bốn năm từ 1/2004 - 6/2008 đã tiếp nhận 4250 trường hợp đến khám và điều trị dị vật đường ăn [3]. Tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 1984 và năm 2004 Nguyễn Tư Thế cũng có những nghiên cứu về dị vật đường ăn và nhận xét dị vật gặp ở mọi đối tượng, người lớn nhiều hơn trẻ em. Trần Phương Nam, Nguyễn Tư Thế năm 2006 nghiên cứu dị vật thực quản tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Trung ương Huế đưa ra tỉ lệ: Dị vật thực quản cổ 81,2%, ngực 16,7%, bụng 2,1%. Tỉ lệ này có khác so với tài liệu kinh điển: Dị vật ở đoạn thực quản cổ là 80%, 12% là đoạn thực quản ngực và có 8% ở thực quản bụng [19], [26], [28]. Dị vật đường ăn ngày càng đa dạng và phổ biến cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao. Dị vật đường ăn còn phụ thuộc vùng miền thường sử dụng thực phẩm có xương đặc biệt là cá trong bữa ăn hàng ngày. Tuy vậy những hiểu biết về điều trị khi hóc dị vật đường ăn vẫn còn hạn chế chẳng hạn: Nhiều người sau khi hóc ăn thêm miếng rau, miếng cơm, nhờ bàn tay người đẻ ngược cào, cúng bái. Đó là nguyên nhân khiến bệnh nhân phải đến bệnh viện quá trễ đôi khi biến chứng nặng nề như viêm tấy, áp xe amiđan, quanh amiđan, thành sau họng, áp xe quanh thực quản, áp xe trung thất, biến chứng phổi, dò khí thực quản, thủng mạch máu lớn Lúc này cần phải điều trị lâu dài, tốn kém tiền của, ảnh hưởng sức khoẻ của người dân, có khi nguy hiểm đến tính mạng người bệnh [13], [24], [26]. Tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, bệnh nhân bị dị vật đường ăn đến khám và điều trị với số lượng lớn. Để góp phần trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, chẩn đoán và điều trị kịp thời chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật đường ăn tại Bệnh viện Trung ương và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế” với các mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của dị vật đường ăn. 2. Đánh giá kết quả điều trị dị vật đường ăn.
Bạn có thể ăn những thực phẩm đắt nhất, tốt nhất từng có trên thế gian này mà vẫn bị bệnh tật hay sức khỏe kém. Làm ...
Thừa cân béo phì là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo kết ...
1. RINGER LACTAT Dạng thuốc và hàm lượng Dung dịch trong chai 500 ml. Dịch truyền Ringer lactat đẳng trương, 100 m ...
ĐẶT VẤN ĐỀ Mang thai và sinh con là thiên chức tự nhiên, là niềm vui và hạnh phúc của mỗi phụ nữ. Nhưng bên cạnh đó ...
Giới thiệu Mục đích của Báo cáo JAHR Theo thống nhất với Nhóm Đối tác y tế (HPG), từ năm 2007, Báo cáo tổng quan ch ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay