Khóa luận Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau Nhút mùa nước nổi ở Thạnh Mỹ Tây – Châu Phú – An Giang

Nội dung chính của đề tài là tập trung nghiên cứu 3 lĩnh vực chính đó là đầu vào, đầu ra và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006. Trong đó, trọng tâm là hiệu quả kinh tế của mô hình. Về đầu vào thì đây là mô hình có nhiều mặt thuận lợi so với các mô hình khác và chi phí đầu tư cho các yếu tố đầu vào không cao, từ đó có thể giúp cho người dân giảm được chi phí đầu tư. Nguyên nhân là do: Thứ nhất, đây là mô hình không cần đầu tư trang thiết bị hiện đại mà phần lớn là tận dụng các trang thiết bị trong canh tác cây lúa; Thứ hai là tận dụng diện tích đất ruộng để trồng rau nhút trong mùa nước nổi và tận dụng công lao động gia đình để phục vụ cho việc canh tác mô hình; Thứ ba là việc nhân lại nguồn giống cho vụ sau rất dễ, Mặc dù trong khâu đầu vào có nhiều thuận lợi như vậy nhưng người nông dân vẫn gặp khó khăn đó là kỹ thuật canh tác cây rau nhút, khó khăn này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của mô hình. Về hiệu quả kinh tế thì lợi nhuận thu được từ mô hình từ 7,56 – 27,49 triệu đồng/ha (mức lợi nhuận này đã tính cả công lao động gia đình và chi phí thuê đất) và đây là một khoảng thu nhập lớn cho người nông dân trong suốt mùa nước nổi. Điều quan trọng là lợi nhuận thu được từ mô hình trong năm 2006 tăng lên 26,82% so với năm 2005, tương đương 4,24 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của mô hình này trong năm 2006 khá cao trên 50%, điều này cho thấy tính khả thi của mô hình cao. Về mặt đầu ra của các hộ trồng rau nhút trong mùa nước nổi ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006 tương đối ổn định. Nguyên nhân là nhu cầu thị trường về rau nhút rất lớn trong mùa nước nổi do phần lớn các loại rau sống trên cạn đều không trồng được vào mùa nước nổi. Vào mùa này, phần lớn các thương lái thu mua rau nhút trong và ngoài tỉnh tập trung về xã Thạnh Mỹ Tây, Châu phú, An Giang vì nơi này có khối lượng rau nhút tương đối lớn có thể đáp ứng cho nhu cầu thị trường do địa phương này có điều kiện rất thuận lợi để canh tác mô hình này. Mặt khác, chương trình khai thác lợi thế mùa nước nổi trong giai đoạn 2006 – 2010 của UBND tỉnh An Giang cũng đã mang lại cơ hội lớn về đầu ra cho nông dân An Giang đối với cây rau nhút nói riêng và mặt hàng nông sản nói chung. Bên cạnh những thuận lợi luôn có những khó khăn mà điểm khó khăn lớn nhất là giá đầu ra. Đầu vụ mức giá là 2000 đồng/kg nhưng đến cuối vụ chỉ còn 800 đồng/kg và vấn đề người dân bị ép giá thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân là người nông dân chưa hợp tác để tìm cho mình một đầu ra an toàn và ổn định trong thời gian dài.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • thư viện luận văn

    Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • thư viện luận văn

    Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • thư viện luận văn

    Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY