Di chuyển lao động quốc tế là một thuộc tính quan trọng đối với sự phát triển của các nước Châu Á khi bắt đầu những năm 1980. Khoảng cách về thu nhập cũng như các cơ hội làm việc ở các nền kinh tế châu Á dẫn tới việc di chuyển lao động từ nơi có mức lương thấp tới nơi có mức lương cao hơn. Di chuyển lao động quốc tế ngày càng có xu hướng tăng, trở thành một hiện tượng toàn cầu. Không thể phủ nhận rằng di cư không thể bị ngăn cản và lượng lao động di cư đã trở nên quan trọng, không thể thiếu đối với nhiều nền kinh tế trên khắp thế giới. Việt Nam là nước đang phát triển, với số dân đã lên tới hơn 90 triệu, hằng năm với mức tăng dân số trung bình khoảng 1 triệu, được đánh giá là một nước có nhiều lợi thế về sức lao động, đặc biệt là lao động giá rẻ. Do tình trạng gia tăng nhanh về dân số và lao động mà nền kinh tế không hấp thụ được hết, nên nhu cầu về việc làm ngày càng cấp bách. Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển về nguồn nhân lực, trao đổi hàng hóa “sức lao động” giữa các nước và khu vực. Nhất là khi Cộng đồng kinh tế Asean đã được hình thành, việc lưu chuyển các nguồn lực cũng như nguồn nhân lực ngày càng tự do hơn giữa các nước, dẫn đến việc cạnh tranh về hàng hóa “sức lao động” càng cao. Trong điều kiện đất nước dồi dào về sức lao động, nhưng chủ yếu là lao động sống ở nông thôn, trình độ chuyên môn tay nghề thấp, giá rẻ, sức ép việc làm lớn, nên xuất khẩu lao động (XKLĐ) không những là một chủ trương lớn mà còn là một chiến lược quan trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động, củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế. Từ năm 1980, Việt Nam đã tiến hành XKLĐ sang các nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) theo Hiệp định hợp tác quốc tế về lao động. Từ năm 1991 đến nay, hình thức XKLĐ chuyển dần sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Hơn 30 năm tiến hành XKLĐ, số lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài ngày càng nhiều và chất lượng hơn ở 41 nước và vùng lãnh thổ. Mặc dù, lợi ích trước mắt mà XKLĐ mang lại như tạo việc làm cho người lao động trong nước, tăng thu nhập, nhưng lợi ích dài hạn tác động tới sự tăng trưởng của nền kinh tế như thế nào thì vẫn chưa rõ ràng. Các nghiên cứu về dòng di cư, đặc biệt về lượng kiều hối, tiền mà người lao động nước ngoài gửi về quê hương đã được nghiên cứu từ những năm 1980 nhưng vẫn có nhiều quan điểm trái chiều. Nghiên cứu về tác động của XKLĐ đối với tăng trưởng kinh tế cũng như nghiên cứu dòng tiền kiều hối đến tăng trưởng kinh tế các nước tiếp nhận có ý nghĩa quan trọng. Hiểu rõ tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế sẽ giúp chính phủ các nước đưa ra các chính sách hợp lý để thu hút nguồn lực một cách hiệu quả. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu về vấn đề này vẫn rất ít, đặc biệt là trường hợp ở Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của Xuất khẩu lao động tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp. Bài nghiên cứu từ năm 1991 đến năm 2013.
1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những năm gần đây tìn ...
1. Lý do chọn chuyên đề (Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu) Hậu Giang chưa thật sự có những sản phẩm Du lịch đặc tr ...
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ước lượng và dự đoán cầu về các mặt hàng tiêu dùng đã được tiến hành rất phổ ...
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, thì phát triển kinh tế có vai rò rất quan trọng; tro ...
Quảng cáo được tạo trong chiến dịch chỉ tạo cuộc gọi điện thoại được tinh chỉnh để chỉ hiển thị trên các thiết bị di ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay